6 cách vệ sinh cốc nguyệt san khử trùng phòng viêm nhiễm
Cốc nguyệt san là chiếc cốc được làm bằng silicon chuyên dụng trong y tế cao cấp. Các cạnh của cốc nguyệt san được thiết kế đặc biệt để vừa vặn với âm đạo nên khi chèn cốc nguyệt san trong kỳ kinh, nó sẽ thu thập máu kinh thay vì hấp thụ giúp chống tràn trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu sử dụng cốc nguyệt san thay cho băng vệ sinh vào chu kỳ kinh nguyệt thì bạn phải biết cách vệ sinh cốc nguyệt san sạch để hạn chế tối đa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cũng như kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm. Mời các nàng cùng Kotex tìm hiểu cách vệ sinh và cách bảo quản cốc nguyệt san ngay trong bài viết dưới đây.
>> Tham khảo thêm: Cách Gấp Cốc Nguyệt San Đơn Giản, Đúng Kỹ Thuật
Cốc nguyệt san là chiếc cốc được làm bằng silicon chuyên dụng trong y tế cao cấp (Nguồn: Sưu tầm)
1. Hướng dẫn cách vệ sinh cốc nguyệt san khử khuẩn phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa
1.1. Cách làm sạch cốc nguyệt san mới mua
Để phòng ngừa viêm nhiễm âm đạo, bạn cần vệ sinh và khử trùng sạch cốc nguyệt san trước khi sử dụng. Đầu tiên bạn đun sôi cốc nguyệt san trong nước khoảng 15 phút. Sau đó, bạn lấy ra cho ráo nước là có thể bắt đầu sử dụng.
Lưu ý: Không nên đun sôi trực tiếp cốc nguyệt san trong nồi vì khi tiếp xúc với đáy nồi, cốc sẽ bị hỏng và biến dạng. Bạn nên để cốc trong dụng cụ đánh trứng hoặc vật gì đó kê bên dưới.
>> Tham khảo thêm: Cách lấy cốc nguyệt san ra nhanh, dễ dàng, không đau
1.2. Các bước vệ sinh cốc nguyệt san trong chu kỳ
Trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên thay cốc sau 6 - 12 giờ/lần để đổ bỏ lượng máu kinh và vệ sinh cốc nguyệt san trước khi tái sử dụng. Cách vệ sinh cốc nguyệt san khi bạn đang trong chu kỳ kinh nguyệt là:
-
Bước 1: Cẩn thận lấy cốc từ trong âm đạo ra và đổ bỏ lượng máu kinh đi.
-
Bước 2: Xả trực tiếp cốc nguyệt san dưới vòi nước sạch để lực chảy của nước loại bỏ các vết bẩn còn tồn đọng trong cốc.
-
Bước 3: Đổ nước vào trong cốc rồi úp ngược vào lòng bàn tay và bóp mạnh để nước len lỏi qua các lỗ thông khí trào ra ngoài. Hành động này giúp làm sạch vết máu còn đọng trong các lỗ thông khí.
-
Bước 4: Nếu vẫn thấy chưa đủ sạch, bạn có thể chuẩn bị riêng một cái bàn chải đánh răng loại mềm để dùng cho việc vệ sinh cốc.
-
Bước 5: Đế cốc ráo nước là bạn có thể tái sử dụng.
>> Tham khảo thêm: Dùng cốc nguyệt san có bị rộng cô bé không? Nguyên nhân và tác hại
Cách vệ sinh cốc nguyệt san trong chu kỳ kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm)
1.3. Cách vệ sinh cốc nguyệt san sau chu kỳ
Sau chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên vệ sinh cốc một lần nữa để làm sạch chất bẩn và diệt vi khuẩn toàn diện nhất trước khi bảo quản cốc để tái sử dụng vào chu kỳ sau. Để không mắc phải bệnh phụ khoa cũng như không làm giảm tuổi thọ của cốc nguyệt san, bạn nên chú ý cách vệ sinh cốc nguyệt san cẩn thận bằng một trong hai cách sau:
-
Cách 1: Cho cốc vào dụng cụ đánh trứng và đem đun sôi trong nước như cách làm sạch cốc nguyệt san mới. Sau khoảng 15 phút, bạn vớt ra và để ráo nước rồi cho vào túi đựng được bán kèm.
-
Cách 2: Vệ sinh cốc bằng lò vi sóng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn. Bạn đặt cốc vào trong cốc tiệt trùng được tặng kèm, đổ đầy nước vào rồi cho vào lò vi sóng để khử trùng. Sau khoảng 2 - 3 phút, bạn lấy ra, để ráo nước rồi bảo quản tương tự cách 1.
Lưu ý: Trước khi sử dụng, bạn phải rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn vì tay chứa rất nhiều vi khuẩn mà mắt thường không nhìn thấy được.
1.4. Cách vệ sinh cốc nguyệt san bằng lò vi sóng
-
Bước 1: Đổ hết lượng máu kinh trong cốc và làm sạch bằng nước lạnh.
-
Bước 2: Ngâm cốc trong nước ấm để tránh tạo điều kiện làm vi khuẩn sinh sôi bên trong cốc.
-
Bước 3: Sau khoảng 2 - 3 phút, bạn lấy cốc ra rồi cho vào một bát ngập nước.
-
Bước 4: Bạn cho bát này vào lò vi sóng và thiết lập chế độ làm nóng trong khoảng 2-3 phút.
-
Bước 5: Khi nước trong bát đã sôi, bạn lấy bát ra khỏi lò vi sóng.
-
Bước 6: Dùng đũa hoặc kẹp giấy để lấy cốc ra khỏi bát nước sôi rồi để trong bát hoặc hộp đựng sạch.
-
Bước 7: Sử dụng khăn mềm được giặt thật sạch để lau cốc nguyệt san rồi tái sử dụng hoặc bảo quản bằng túi hoặc hộp và cất ở nơi thoáng mát.
>> Tham khảo thêm: Những Tác Hại Của Cốc Nguyệt San Bạn Nên Biết
Cách vệ sinh cốc nguyệt san bằng lò vi sóng (Nguồn: Sưu tầm)
1.5. Cách tiệt trùng cốc nguyệt san bằng viên khử trùng
Bạn có thể sử dụng viên tiệt trùng để làm sạch và tiệt trùng cốc nguyệt san vào đầu và cuối kỳ kinh nguyệt. Một viên tiệt trùng thông thường có thể pha với 5 lít nước nên mỗi lần bạn chỉ cần ¼ viên để sử dụng.
Chuẩn bị:
-
¼ viên khử trùng;
-
1,25 lít nước;
-
1 cái thau sạch.
Cách thực hiện:
-
Bước 1: Bạn rửa sạch cốc nguyệt san với nước sạch.
-
Bước 2: Cho nước vào thau rồi tiếp tục cho ¼ viên khử trùng vào.
-
Bước 3: Khi viên tiệt trùng sủi bọt xong, bạn tiếp tục hòa tan thêm với nước rồi ngâm cốc trong thau khoảng 15 phút.
-
Bước 4: Sử dụng đũa hoặc kẹp sạch để lấy cốc ra khỏi thau rồi rửa lại bằng nước sạch.
-
Bước 5: Lấy khăn mềm để lau cốc rồi bảo quản trong hộp hoặc tái sử dụng.
1.6. Cách làm sạch cốc nguyệt san bị ố vàng
Thông thường, cốc nguyệt san sẽ bị ố màu do tác động của máu kinh sau thời gian dài sử dụng. Để lấy lại màu sắc cho cố nguyệt san, bạn có thể sử dụng baking soda có công dụng tốt trong việc tẩy rửa. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây để lấy lại màu sắc cho cốc:
-
Bước 1: Sử dụng một ít baking soda pha với nước.
-
Bước 2: Sử dụng bàn chải đánh răng mềm dành riêng cho việc vệ sinh cốc để chà rửa nhẹ nhàng toàn bộ mặt cốc, bao gồm cả những khe hở và lỗ thông khí để tình trạng ố màu của cốc biến mất.
>> Tham khảo thêm: Dùng cốc nguyệt san có mất trinh không?
Cách làm sạch cốc nguyệt san bị ố vàng (Nguồn: Sưu tầm)
2. Cần lưu ý điều gì khi làm sạch cốc nguyệt san?
Bạn cần lưu ý một số điều sau nếu muốn thời hạn cốc nguyệt san được kéo dài và an toàn khi sử dụng:
-
Không sử dụng vaseline, giấm hoặc thuốc tẩy để vệ sinh cốc. Nguyên nhân là chúng có thể làm hỏng cốc vì chất liệu làm cốc là silicon. Bên cạnh đó, bạn nên tránh dùng các các chất có khả năng tẩy rửa mạnh như nước rửa tay, xà phòng diệt khuẩn vì húng có thể làm hỏng cốc hoặc gây kích ứng khi bạn sử dụng.
-
Bạn cần đảm bảo bàn chải đánh răng cũ hoặc miếng vải sạch để làm sạch cốc sẽ không được sử dụng để lau chùi, cọ rửa những đồ dùng khác.
-
Không đun sôi cốc quá 10 phút để tránh làm hỏng cốc.
-
Không vệ sinh cốc bằng máy rửa bát vì cốc có thể bị khuẩn cũng như làm vi khuẩn lây lan.
-
Không cất cốc khi chưa ráo nước hoàn toàn.
>> Tham khảo thêm: Hướng Dẫn Cách Cắt Cuống Cốc Nguyệt San Đơn Giản
Không sử dụng vaseline, giấm, thuốc tẩy, nước rửa tay, xà phòng diệt khuẩn để vệ sinh cốc (Nguồn: Sưu tầm)
3. Cách bảo quản cốc nguyệt san cho chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.
Bên cạnh cách vệ sinh cốc nguyệt san, việc bảo quản cốc cũng rất quan trọng để đảm bảo an toàn và kéo dài tuổi thọ cho cốc.
Đối với một số sản phẩm cao cấp, đi kèm với cốc nguyệt san sẽ có dụng cụ để đựng cốc như hộp nhựa hoặc túi vải. Nếu sản phẩm bạn mua không có đồ đựng kèm theo thì bạn có thể sử dụng hộp nhựa hoặc túi vải sạch để đựng riêng cốc nguyệt san.
Bảo quản cốc ở nơi mát mẻ, khô thoáng như tủ quần áo, ngăn kéo tủ,.... Tuyệt đối không để ở những nơi ẩm ướt như nhà tắm hay những nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, đặc biệt là cái nắng gay gắt ngày hè. Nguyên nhân là vì các loại cốc trên thị trường hiện nay được làm chủ yếu từ chất liệu silicon nên khi bảo quản cốc ở nơi có nhiệt độ cao hoặc ánh nắng trực tiếp trong thời gian dài, cốc sẽ bị chảy, méo xẹo và mất đi hình dáng hoặc độ đàn hồi ban đầu.
>> Tham khảo: Tampon Là Gì? Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Tampon
Dùng hộp nhựa, túi vải để bảo quản cốc nguyệt san (Nguồn: Sưu tầm)
4. Vệ sinh cốc nguyệt san bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ được hay không?
Dung dịch vệ sinh phụ nữ thường rất dịu nhẹ nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng nó để làm sạch cốc. Tuy nhiên, nó không có khả năng khử trùng hoàn toàn nên bạn vẫn phải ngâm cốc trong nước sôi hoặc dung dịch khử trùng mỗi tháng.
Thông qua bài viết trên, Kotex đã giúp bạn biết được những cách vệ sinh và bảo quản cốc nguyệt san để dùng cho chu kỳ kinh tiếp theo. Bạn có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu và dụng cụ có sẵn trong gia đình để khử khuẩn cốc nhằm đem đến sự an toàn khi sử dụng. Ngoài ra, với các sản phẩm băng vệ sinh của Kotex, các nàng cũng có thể thoải mái hoạt động mà không lo bí bách, đặc biệt là vào những ngày hè oi bức.
>> Tham khảo thêm các bài viết liên quan: