Vệ sinh vùng kín ngày đèn đỏ cần lưu ý gì?
Cơ thể nói chung và vùng kín nói riêng vô cùng nhạy cảm trong những ngày đèn đỏ và cần sự chăm sóc đặc biệt từ các cô nàng. Cùng Kotex tìm hiểu những điều cần lưu ý khi vệ sinh vùng kín ngày đèn đỏ bạn gái nhé!
Cách vệ sinh vùng kín trong kỳ kinh nguyệt
Trong những ngày "đèn đỏ", "cô bé" của bạn nữ thường xuyên ẩm ướt do dịch nhầy bên trong chảy ra, do chất nhớt từ các tuyến ở âm hộ tiết ra và do nước tiểu. Các chất nhầy này bị vi sinh phân hủy có thể gây nên mùi hôi hoặc gây viêm, ngứa, sưng tấy.
>> Tham khảo: Gợi Ý Mẹo Vặt Chữa Rong Kinh Tại Nhà Hiệu Quả Nhất
Đặc biệt trong những ngày hành kinh, cơ thể có những biến đổi và âm hộ có thể rất dễ bị viêm nhiễm nếu vệ sinh không đúng cách. Do đó vệ sinh kinh nguyệt càng phải được chú trọng hơn trong những ngày này. Hàng ngày, bạn cần lau rửa "cô bé" bằng nước sạch, có thể dùng ca nước để rửa, nếu có vòi hoa sen thì càng tốt. Vì vậy, không nên ngồi rửa trong chậu, không tắm rửa ở ao hồ.
>> Tham khảo: Cốc Nguyệt San Là Gì? Cách Sử Dụng Đúng Cách, Hiệu Quả
Các bạn có thể dùng dung dịch rửa dành cho phụ nữ nhưng chỉ cần dung dịch có chất tẩy rửa dịu nhẹ là ổn rồi. Nếu "cô bé" bị viêm, lở, ngứa,... thì không rửa bằng xà phòng mà nên dùng nước đun sôi để nguội rửa nhiều lần trong ngày (nếu không đỡ thì nên đi khám sức khỏe sinh sản ngay lập tức ở bệnh viện).
>> Tham khảo: Dùng cốc nguyệt san có bị rộng cô bé không? Cách khắc phục
Ngoài ra, cần rửa theo đúng trình tự từ "cô bé" ra bẹn và rửa hậu môn sau cùng. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là các bạn rửa từ trước ra sau. Đặc biệt, không rửa theo chiều ngược lại. Chú ý: không tự ý đưa ngón tay hay mỏ vịt vào âm đạo với lý do như rửa sâu bên trong cho sạch. Việc lựa chọn nước rửa phụ khoa cũng cần chú ý để tránh hiện tượng dị ứng cho "cô bé". Sau khi rửa xong, lau khô trước khi đặt khăn hoặc băng vệ sinh. Việc lau khô có thể dùng vải mềm, dễ thấm nước hoặc giấy vệ sinh chuyên dụng được bán sẵn ở các cửa hàng, siêu thị,...
Khi sử dụng băng vệ sinh các bạn gái cũng cần lưu ý. Băng vệ sinh phải là loại vô trùng, không mua hàng rởm. Sau nhiều nhất 4-6 tiếng nên thay băng một lần. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại băng vệ sinh đóng gói sẵn với độ dày, mỏng, siêu thấm, loại dùng cho ban ngày, ban đêm, có cánh, không cánh, loại băng vệ sinh hằng ngày,... Tùy vào lượng kinh, ngày kinh, thời điểm, hoàn cảnh mà sử dụng băng vệ sinh phù hợp.
>> Tham khảo: Cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt 35 - 40 ngày
Những thay đổi cơ thể trong kỳ kinh nguyệt
Vào ngày đèn đỏ, bạn gái thường phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu dưới đây.
Chảy máu âm đạo
Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất của kỳ kinh nguyệt. Máu kinh nguyệt chảy ra từ âm đạo trong những ngày hành kinh thường có màu đỏ đậm, hơi dính và có chút mùi. Lượng máu kinh nguyệt tương đối nhiều trong 2 - 3 ngày đầu hành kinh. Lượng máu giảm dần và dừng hẳn về cuối chu kỳ. Thời gian hành kéo dài từ 3 - 7 ngày tuỳ cơ địa của mỗi bạn gái.
Đau bụng kinh
Đây cũng là dấu hiệu phổ biến đối với các bạn nữ trong thời gian hành kinh. Mức độ đau bụng kinh khác nhau đối với từng bạn gái, có bạn chỉ thấy đau nhẹ, đau lâm râm, âm ỉ nhưng không ít bạn bị đau bụng kinh dữ dội, đến mức phải sử dụng thuốc giảm đau.
Tâm trạng thay đổi
Vào ngày đèn đỏ, tâm trạng của bạn gái dễ bị xáo động, buồn vui bất thường do sự thay đổi của hormone trong cơ thể.
Nổi mụn
Nồng độ hormone progesterone trong cơ thể nữ giới thay đổi trong thời kỳ kinh nguyệt, khiến tuyến bã nhờn của da tiết ra nhiều dầu hơn, gây bít tắc lỗ chân lông và dễ dàng nổi mụn nhanh hơn. Hơn nữa, cơ thể trục xuất độc tố và các chất dư thừa trong chu kỳ kinh nguyệt. Hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể thay đổi, khiến da dễ bị viêm và nổi mụn. Một nghiên cứu được công bố trong tạp chí Clinical, Cosmetic and Investigational Dermatology vào năm 2018 chỉ ra rằng sự thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt có thể tác động đến làn da, gây ra hiện tượng nổi mụn.
Lợi ích của vệ sinh vùng kín trong kỳ kinh nguyệt
Việc vệ sinh “cô bé” vào thời kỳ kinh nguyệt vô cùng quan trọng vì những lý do sau:
- Khi đến kỳ kinh nguyệt, máu sẽ ra nhiều gây ẩm ướt ở vùng kín nếu không vệ sinh sẽ là môi trường sinh sôi nảy nở cho các vi khuẩn gây hại.
- Khi cổ tử cung mở ra trong kỳ kinh nguyệt, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào âm đạo và gây nhiễm trùng sâu trong tử cung.
- Vùng kín rất ẩm ướt và dễ bị nhiễm trùng vào những ngày có kinh vì cơ quan sinh dục nữ rất gần với nước tiểu và phân.
- Ngoài việc khiến vùng kín có mùi hôi, ẩm ướt và ngứa ngáy, việc vệ sinh vùng kín kém sạch sẽ còn khiến chị em ngại ngùng trong chuyện chăn gối.
- Khả năng sinh sản có thể bị ảnh hưởng nếu “vùng kín” bị nhiễm bệnh phụ khoa do vệ sinh không đúng cách trong ngày đèn đỏ.
Vùng kín phụ nữ cũng dễ mắc các bệnh phụ khoa hơn do vệ sinh kém khiến khả năng sinh sản bị ảnh hưởng.
>> Tham khảo: Máu Kinh Nguyệt Nhớt: Cảnh Báo Bệnh Lý Gì?
Chế độ sinh hoạt trong ngày đèn đỏ
Với những triệu chứng khó chịu vừa nêu, bạn nữ cần chế độ chăm sóc cơ thể tốt hơn trong những ngày này để giảm bớt sự mệt mỏi.
Bạn gái không nên lao động hay làm việc quá sức trong thời gian này. Dành thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi nhiều hơn, đặc biệt là khi có những dấu hiệu đau bụng dưới, đau lưng hay mất ngủ.
Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, hạn chế cảm giác bực bội cũng giúp bạn gái vượt qua các kỳ kinh khó chịu này dễ dàng hơn nè.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn này. Bạn nữ lưu ý bổ sung chất sắt cho cơ thể, để bù đắp lượng máu đã mất đi.
Tránh những thức uống không tốt cho cơ thể trong ngày đèn đỏ như rượu bia, cà phê và trà nhé. Những thức uống này làm cơn đau bụng kinh tệ hơn và khiến tinh thần bạn không ổn định.
Các bạn hãy lưu ý khi vệ sinh vùng kính trong ngày đèn đỏ cũng như có chế độ sinh hoạt phù hợp, để luôn đảm bảo sức khỏe chúng mình trong kỳ kinh nguyệt nhé. Bạn có thể tham khảo những thông tin được Kotex tổng hợp trên đây để có thêm kiến thức để chăm sóc “cô bé” thật an toàn. Ngoài ra, để phòng ngừa các chứng bệnh phụ khoa khác bạn nên vệ sinh sạch sẽ và chăm sóc vùng kín mỗi ngày bằng những sản phẩm của Kotex bạn nhé!