Chu kỳ

Kích thước trứng bao nhiêu thì rụng và những điều cần biết

kích thước trứng bao nhiêu thì rụng

 

Về mặt lý thuyết, khi các nang trứng trưởng thành đến một thời điểm nhất định trong tháng trứng sẽ rụng. Vậy câu hỏi đặt ra là kích thước trứng bao nhiêu thì rụng và làm cách nào để xác định được kích thước của trứng, sau khi rụng, trứng sẽ sống được bao lâu trong cơ thể? Đó là những câu hỏi được rất nhiều bạn gái ở độ tuổi sinh sản thắc mắc, cùng Kotex tìm hiểu về các vấn đề này nhé!

Sự phát triển của một nang noãn trước khi rụng trứng

Để tìm hiểu về vấn đề kích thước trứng bao nhiêu thì rụng thì bạn cần tìm hiểu về quá trình phát triển của một nang noãn trước khi rụng trứng. Thông thường cấu trúc của một nang noãn trước giai đoạn rụng trứng sẽ bao gồm: Tế bào vỏ ngoài/ vỏ trong, khoang có chứa dịch nang, hệ thống lưới mao mạch, các lớp tế bào hạt, màng đáy, noãn (trứng có chứa vật di truyền) và các tế bào hạt bao quanh noãn.

Các hiện tượng nổi bật sẽ xảy ra trong quá trình nang noãn trưởng thành sẽ là:

  • Tập hợp có các nang noãn: Có khoảng 20 nang noãn nguyên thủy sẽ được huy động để phát trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
  • Nang noãn tốt nhất sẽ chọn lọc: Trong 20 nang noãn đang trong quá trình phát triển đó thì cơ thể sẽ chọn lọc chỉ duy nhất 1 nang noãn tốt nhất được tiếp tục phát động qua giai đoạn vượt trội để trở thành nang noãn trưởng thành.
  • Sự rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt: Lúc này, nang noãn trưởng thành sẽ có kích thước giao động trong khoảng từ 20mm - 28mm. Khi rụng trứng, nang noãn này sẽ vỡ ra và tiến hành phóng thích noãn di chuyển vào tai vòi, sẵn sàng gặp tinh trùng.

Tuy nhiên, để duy trì hiện tượng rụng trứng được diễn ra đều đặn mỗi tháng thì cần phải có một loạt sự thay đổi liên quan đến nội tiết tố. Thông thường, cứ từ 12 - 36 giờ sau khi nồng độ LH (Luteinizing hormone) trong cơ thể đạt đỉnh thì cơ thể sẽ xảy ra hiện tượng rụng trứng. Do đó, thời gian rụng trứng của bạn gái có thể thay đổi rất nhiều trong từng chu kỳ.

kích thước trứng bao nhiêu thì rụng 

Sự phát triển của một nang noãn trước khi rụng trứng

Kích thước trứng bao nhiêu thì rụng

Kích thước trứng bao nhiêu thì rụng? Khi nang noãn có kích thước đạt từ 20mm đến 22mm, lúc này noãn sẽ có chất lượng tốt nhất thích hợp để rụng. Điều này xảy ra do 2 giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt là giai đoạn nang và giai đoạn hoàng thể.

  • Giai đoạn đầu chu kỳ trước khi trứng rụng: Lúc này nang trứng chỉ có kích thước khoảng 2mm – 3mm. Đến ngày thứ 7 và thứ 8 của chu kỳ kinh, nang trứng sẽ phát triển với kích thước từ 10mm - 12mm.
  • Giai đoạn giữa chu kỳ kinh nguyệt: Cứ mỗi ngày, nang trội sẽ phát triển trung bình khoảng từ 1mm - 2mm. Vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt, nang trứng lúc này sẽ trưởng thành và đạt kích thước từ 17mm - 18mm chuẩn bị cho việc rụng rụng. Đến khi trứng đạt chất lượng tốt nhất với kích thước từ 20mm - 22mm thì sẽ rụng trứng.

Thông thường, các bác sĩ sẽ canh siêu âm trứng vào ngày thứ 2 và ngày thứ 10 của chu kỳ kinh. Sau đó 10 ngày, bác sĩ sẽ theo dõi bằng cách siêu âm 2 ngày/ lần cho đến nang noãn có đường kính đạt khoảng 15mm. Lúc này, bác sĩ sẽ theo dõi dày đặc hơn bằng cách mỗi ngày đều siêu âm cho đến khi trứng trưởng thành và phóng noãn. Nếu bạn hiếm muộn hoặc chậm có con, bác sĩ thường sẽ sẽ siêu âm vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt với mục đích là đếm số lượng nang noãn thứ cấp, từ đó sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh.

kích thước trứng bao nhiêu thì rụng 

Kích thước trứng bao nhiêu thì rụng? Kích thước trứng đạt được từ 20mm đến 22mm thì rụng (Nguồn: Internet)

Trứng sau khi rụng sống được bao lâu?

Bên cạnh câu hỏi kích thước trứng bao nhiêu thì rụng, câu hỏi trứng sau khi rụng sống được bao lâu cũng nhận được sự quan tâm của nhiều bạn nữ.

Cũng như tinh trùng, trứng cũng không thể sống lâu trong tử cung của phụ nữ. Sau khi phóng noãn, tế bào trứng cùng các tế bào dạng hạt sẽ di chuyển vào ống dẫn trứng và chuyển động dần về phía khoang tử cung.

Lúc này, nếu có quá trình thụ tinh xảy ra thì tinh trùng cũng sẽ di chuyển về phía tế bào trứng đang ở đoạn giữa của ống dẫn trứng để thụ tinh. Lúc này, trứng và tinh trùng sẽ kết hợp lại với nhau thành trứng đã thụ tinh, rồi sau đó quá trình phân chia sẽ xảy ra cùng lúc với việc trứng tiến về hướng khoang tử cung. Sau khoảng 7 ngày 6 đêm, trứng đã thụ tinh sẽ phát dục và phát triển thành phôi nang giai đoạn cuối, sau đó xâm nhập vào trong lớp niêm mạc tử cung, cuối cùng phát triển thành thai nhi.

Ngược lại, trường hợp trứng không được thụ tinh thì nó sẽ bị thoái hóa sau từ 12 giờ đến 24 giờ kể từ khi rụng.

kích thước trứng bao nhiêu thì rụng 

Nếu không được thụ tinh khoảng 12 - 24 giờ trứng sẽ thoái hóa (Nguồn: Internet)

Một số phương pháp xác định kích thước trứng bao nhiêu thì rụng

Với y học hiện đại, việc xác định kích thước trứng bao nhiêu thì rụng đã không còn là việc quá khó. Có rất nhiều cách để xác định kích thước trứng bao nhiêu thì rụng, cùng Kotex tìm hiểu các các phương pháp xác định kích thước trứng nhé!

Siêu âm canh trứng

Thông thường, đối với các bạn nữ chậm con thì các bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi trứng bằng cách siêu âm canh trứng, thường sẽ siêu âm từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt để xem số lượng nang noãn thứ cấp. Tuy nhiên, thông thường trong 1 chu kỳ thì chỉ có 1 - 2 nang trội có thể trưởng thành, các nang trội sẽ phát triển và trưởng thành, chuẩn bị cho việc rụng trứng.

Một điểm lưu ý khác là không phải lúc nào trứng cũng sẽ rụng vào giữa chu kỳ mà có thể rụng vào đầu hoặc cuối kỳ tùy vào sự thay đổi của nội tiết. Vào lúc gần phóng noãn thì niêm mạc tử cung sẽ có độ dày khoảng 9mm - 12mm thích hợp cho việc thụ thai, còn nếu niêm mạc dày hơn 13mm hoặc mỏng dưới 5mm thì rất khó thụ thai hoặc dễ sảy thai.

Phần mềm dự đoán ngày rụng trứng

Hiện nay có rất nhiều phần mềm giúp bạn gái theo dõi kỳ kinh nguyệt và tính toán thời kỳ rụng trứng để có kế hoạch sinh con phù hợp. Tuy nhiên, các phần mềm này chỉ mang tính chất tham khảo, để được chẩn đoán tốt nhất, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ siêu âm. Bạn có thể dùng app theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của Kotex để dự đoán ngày rụng trứng.

kích thước trứng bao nhiêu thì rụng 

Sử dụng phần mềm theo dõi kinh nguyệt của Kotex để dự đoán ngày rụng trứng (Nguồn: Internet)

Theo dõi biến đổi cơ thể

Một phương pháp theo dõi trứng mà bạn nữ có thể chủ động thực hiện tại nhà là theo dõi biến đổi của cơ thể. Bởi vì việc rụng trứng là quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể, do đó sẽ có những biến đổi hàng loạt dẫn đến sự thay đổi về nhiệt độ và đặc điểm của chất nhầy ở cổ tử cung.

Thông thường, nhiệt độ cơ thể của bạn gái khi trứng rụng sẽ tăng lên khoảng 0,5 độ so với nhiệt độ bình thường. Mặc dù sự thay đổi này rất nhỏ, nhưng bạn gái có thể ước lượng bằng việc đo nhiệt độ cơ thể vào mỗi buổi sáng, khi nhiệt độ có xu hướng tăng thất thường thì có thể trứng đã rụng rồi.

Sử dụng vòng tròn chu kỳ

Ngoài ra, để theo dõi việc rụng trứng, bạn còn có thể áp dụng vòng tròn chu kỳ kinh nguyệt 26 ngày hoặc 32 ngày.

kích thước trứng bao nhiêu thì rụng 

Vòng tròn chu kỳ kinh nguyệt 26 ngày - 32 ngày (Nguồn: Internet)

Lời kết

Trên đây là các thông tin liên quan đến việc kích thước trứng bao nhiêu thì rụng. Thông thường trứng đạt được kích thước khoảng từ 20mm đến 22mm thì sẽ đạt được chất lượng tốt nhất, sẵn sàng cho việc thụ thai. Do đó, bạn cần thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và kích thước của trứng để có kế hoạch mang thai chính xác. Để tìm hiểu thêm về các kiến thức khác liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, vấn đề rụng trứng thì bạn hãy theo dõi ngay trang của Kotex nhé!

Tự hào là một phần của tập đoàn Kimberly-Clark với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Kotex là người bạn đồng hành thân thiết của phụ nữ ở hơn 175 quốc gia. Trong đó, dòng sản phẩm mới Kotex Max Cool French Spa được đông đảo người tiêu dùng ưa thích với đặc tính mát lạnh êm lên đến 5h và nhẹ hương lavender tinh tế mang đậm chất Pháp.

Với Kotex, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng băng vệ sinh chất lượng, mà còn xây dựng một cộng đồng phụ nữ mạnh mẽ và tự tin. Kotex còn rất nhiều sản phẩm phù hợp với mỗi nhu cầu khác biệt tại đây:

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.