chu kì kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Dấu hiệu và cách tính chu kỳ kinh nguyệt

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Kinh nguyệt là gì?
  • Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
  • Các giai đoạn quan trọng của một chu kỳ kinh nguyệt
  • Dấu hiệu nhận biết sắp đến chu kỳ kinh nguyệt
  • Cách tính và theo dõi chu kỳ kinh nguyệt
  • Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để mang thai và tránh thai an toàn
  • Kỳ kinh nguyệt thường bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi nào?
  • Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài trong bao nhiêu ngày?
  • Các biểu hiện bình thường của kỳ kinh nguyệt
  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
  • Lượng máu như thế nào là bình thường trong kỳ kinh nguyệt
  •  

    Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý mà hầu hết bạn nữ nào cũng trải qua. Dựa vào tần suất và đặc điểm của chu kỳ kinh nguyệt có thể giúp bạn phát hiện kịp thời các vấn đề liên quan đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Vậy chu kỳ kinh nguyệt là gì? Dấu hiệu và cách tính như thế nào? Hãy cùng Kotex tìm hiểu trong bài viết dưới đây để chủ động chăm sóc sức khỏe của mình một cách tốt nhất.

    Xem thêm:

    Cốc nguyệt san là gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Cốc Nguyệt San Đúng Cách

    Tampon Là Gì? Loại Nào Tốt? Cách Sử Dụng Và Lưu Ý Về Băng Vệ Sinh Tampon

    Có Nên Dùng Băng Vệ Sinh Hàng Ngày Không? Có Tốt Không?

    Kinh nguyệt là gì?

    Kinh nguyệt ra sự bong tróc diễn ra hàng tháng của lớp niêm mạc tử cung ở phụ nữ. Kinh nguyệt còn được biết đến với các thuật ngữ khác như kỳ kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt, tới tháng hay ngày đèn đỏ,... Kinh nguyệt hay máu kinh bao gồm máu, mô niêm mạc tử cung (còn gọi là nội mạc tử cung) chảy từ bên trong tử cung qua cổ tử cung và được đẩy ra khỏi cơ thể qua âm đạo.

    Chu kỳ kinh hoạt động bởi sự thay đổi phức tạp của nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ và có mối liên quan mật thiết với chu kỳ của buồng trứng. Tuỳ từng thời điểm, các hormone sẽ được điều tiết phù hợp để phát triển các nang trứng và làm dày nội mạc tử cung, đỉnh điểm của chu kỳ là sự giải phóng của nang trứng hay còn được gọi giai đoạn rụng trứng.

    Trứng sẽ di chuyển đến ống dẫn trứng và chờ tinh trùng đến thụ tinh. Nếu trứng không gặp tinh trùng và quá trình thụ tinh không xảy ra, việc mang thai sẽ không xảy ra và lớp niêm mạc tử cung đó sẽ bị bong ra, hình thành kinh nguyệt. Ngược lại, nếu sự thụ tinh xảy ra, lớp niêm mạc tử cung sẽ tiếp tục phát triển để thai làm tổ.

    Hiện tượng kinh nguyệt là gì? Chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi về mặt sinh lý định kỳ của nữ giới

    Xem thêm:

    Review ưu, nhược điểm và cách chọn băng vệ sinh dạng quần

    30+ cách giảm đau bụng kinh đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả ngay tại nhà

    Góc chuyên gia: Phụ nữ bị trễ kinh uống gì cho máu ra nhanh?

    Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

    Chu kỳ kinh nguyệt là thuật ngữ mô tả chuỗi thay đổi mà cơ thể người phụ nữ trải qua hàng tháng để chuẩn bị cho quá trình mang thai. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt của tháng này đến ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt của tháng tiếp theo. Độ dài chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người có thể khác nhau nhưng quá trình là giống nhau.

    Các giai đoạn quan trọng của một chu kỳ kinh nguyệt

    Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi bạn gái sẽ bắt đầu từ khi bước vào giai đoạn tuổi dậy thì (khoảng 12 - 17 tuổi) cho đến khi kết thúc mãn kinh (khoảng 45 - 55 tuổi). Một chu kỳ kinh hành kinh bao gồm những giai đoạn: kinh nguyệt, nang trứng, rụng trứng, hoàng thể. Cụ thể như sau:

    4 giai đoạn diễn ra trong chu kỳ kinh nguyệt

    4 giai đoạn diễn ra trong chu kỳ kinh nguyệt

    Giai đoạn kinh nguyệt

    Vậy giai đoạn chính của chu kỳ kinh nguyệt là gì? Giai đoạn kinh nguyệt (hành kinh) là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh, trung bình kéo dài từ 3 - 7 ngày, tuy nhiên, vẫn có nhiều người có thể có chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn.

    Giai đoạn này thường xảy ra khi trứng không được thụ tinh hoặc quá trình mang thai không xảy ra ở chu kỳ kinh nguyệt trước đó. Lớp niêm mạc của tử cung bị bong ra và tách rời khỏi cơ thể thông qua âm đạo. Nồng độ estrogenprogesterone cũng giảm xuống, lúc này trứng được giải phóng ra ngoài kèm theo đó là máu và chất nhầy, niêm mạc tử cung và hình thành nên kinh nguyệt.

    Cơ thể của bạn gái có thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như: đau bụng kinh, căng tức ngực, đau vùng lưng dưới, nhức đầu, tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt,… vào giai đoạn này.

    Xem thêm:

    7 loại thuốc uống làm giảm đau bụng kinh tốt và an toàn khi dùng

    Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng? Cách nhận biết chính xác

    TOP Những Loại Thuốc Điều Hòa Kinh Nguyệt Tốt Nhất & Cách Dùng

    Giai đoạn nang trứng

    Giai đoạn này xảy ra song song, cùng thời điểm với giai đoạn hành kinh. Giai đoạn nang trứng bắt đầu từ khi ngày đầu tiên của kỳ nguyệt san diễn ra và sẽ kết thúc khi rụng trứng. Tuyến yên sẽ được nhận tín hiệu để giải phóng lượng hormone nhằm kích thích nang trứng. Hormone này kích thích buồng trứng sản xuất dao động từ 5 - 20 nang nhỏ, mỗi nang sẽ có một quả trứng chưa trưởng thành. Số trứng không trưởng thành còn lại sẽ được tái hấp thụ vào cơ thể của bạn gái.

    Các nang trứng trưởng thành làm thay đổi lượng estrogen và làm dày niêm mạc tử cung. Việc này tạo ra một môi trường giàu chất dinh dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai và hình thành bào thai.

    Niêm mạc tử cung dày lên trong giai đoạn nang trứng

    Niêm mạc tử cung dày lên trong giai đoạn nang trứng

    Giai đoạn rụng trứng

    Rụng trứng là gì? Đây là giai đoạn duy nhất trong chu kỳ mà bạn gái có thể mang thai. Khi buồng trứng giải phóng một quả trứng trưởng thành, trứng di chuyển về phía ống dẫn trứng, đi đến tử cung và được thụ tinh bởi tinh trùng.

    Thông thường, thời gian rụng trứng sẽ xảy ra vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Và trong vòng 24h, khả năng mang thai sẽ diễn ra. Vào lúc này, nếu không được thụ tinh, trứng sẽ chết hoặc tan ra ở bên trong cơ thể. Nếu bạn quan hệ trong thời kỳ rụng trứng mà không sử dụng biện pháp an toàn và thấy xuất hiện dấu hiệu rụng trứng, hãy theo dõi tình trạng kinh nguyệt của mình. Nếu bị trễ kinh 7 - 10 ngày thì rất có thể bạn đã mang thai. Tham khảo các dấu hiệu mang thai sớm nhất và sử dụng que thử thai để kiểm tra.

    Giai đoạn rụng trứng là thời điểm mà bạn gái có khả năng mang thai cao khi quan hệ

    Giai đoạn rụng trứng là thời điểm mà bạn gái có khả năng mang thai cao khi quan hệ

    Xem thêm:

    Kinh Nguyệt Màu Đen: Nguyên Nhân, Ảnh Hưởng Và Cách Điều Trị

    Trễ Kinh Bao Nhiêu Ngày Là Bình Thường? Có Nguy Hiểm Không?

    Thuốc nội tiết tố nữ có tác dụng gì, các loại tốt hiện nay

    Giai đoạn hoàng thể

    Giai đoạn này bắt đầu khi nang trứng giải phóng trứng, thường kéo dài từ 11 - 17 ngày. Vào lúc này, cơ thể bạn gái sẽ giải phóng hormone progesterone và estrogen. Nồng độ hormone này tăng cao, tạo điều kiện cho niêm mạc tử cung dày lên và sẵn sàng cho quá trình thụ tinh tiếp theo đó.

    Nếu quá trình thụ tinh xảy ra, hormone gonadotropin sẽ duy trì hoàng thể và giữ cho niêm mạc tử cung dày lên, đảm bảo sự an toàn khi mang thai. Ngược lại, nếu không mang thai, hoàng thể co lại và tái hấp thụ vào cơ thể của bạn gái. Nồng độ estrogen và progesterone giảm xuống, chu kỳ kinh nguyệt mới sẽ bắt đầu. Khi đó, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra kèm theo máu, trứng và các chất dịch trong âm đạo tạo thành kinh nguyệt.

    Ở giai đoạn này, bạn gái sẽ gặp phải một số triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Cụ thể như: ngực bị sưng đau, tâm trạng bị thất thường, bị chướng bụng, đầy hơi, mất ngủ…

    Giai đoạn hoàng thể trong chu kỳ kinh nguyệt

    Giai đoạn hoàng thể bắt đầu khi nang trứng giải phóng trứng và thường kéo dài từ 11 - 17 ngày

    Xem thêm:

    Chậm kinh 1 tuần là do đâu? Có sao không? Chậm kinh bao lâu thì có th

    Đau Bụng Kinh Uống Gì? 15 Đồ Uống Giảm Đau Bụng Kinh Hiệu Quả

    Trễ Kinh 5 Ngày Có Sao Không? Nguyên Nhân Và Cách Cải Thiện

    Dấu hiệu nhận biết sắp đến chu kỳ kinh nguyệt

    Để nhận biết và chuẩn bị cho chu kỳ kinh nguyệt sắp diễn ra, các bạn nữ có thể quan sát và cảm nhận một số dấu hiệu sắp có kinh như:

    • Khí hư ra nhiều: Khi chu kỳ kinh nguyệt sắp diễn ra, nội tiết tố nữ trong cơ thể bị thay đổi, lượng chất nhầy tử cung tăng lên khiến cho khí hư tiết ra nhiều hơn bình thường.
    • Da nhờn, nổi mụn, căng tức ngực: Lượng hormone trong cơ thể nữ giới thay đổi đáng kể, đây là nguyên nhân khiến làn da của bạn tiết ra nhiều dầu và xuất hiện các nốt mụn trên da.
    • Vòng 1 to và căng hơn bình thường: Khác với ngày thường, kích thước vòng 1 của bạn nữ có xu hướng lớn hơn và căng ở khu vực đầu ngực.
    • Đau vùng bụng và lưng dưới: Sau quá trình rụng trứng, tử cung cần co bóp để đẩy máu ra ngoài, chính vì thế mà một số bạn nữ sẽ cảm thấy đau râm ran vùng bụng, lưng dưới thậm chí có khi đau quặn.
    • Cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt: Lượng hormone trong cơ thể tăng đột ngột, kèm theo các cơn đau khi rụng trứng khiến bạn nữ cạn kiệt năng lượng nên cơ thể rất dễ bị mệt mỏi và tâm trạng không thể ổn định.

    chu kỳ kinh nguyệt là gì

    Đau bụng, đau lưng, nổi mụn,... là các triệu chứng báo hiệu chu kỳ kinh nguyệt sắp diễn ra

    Xem thêm:

    Kinh Nguyệt Màu Nâu Tiết Lộ Điều Gì Về Tình Trạng Sức Khỏe Nữ Giới?

    Trễ Kinh 3 Ngày Có Mang Thai Không? Dấu Hiệu Nhận Biết Mang Thai

    Chậm Kinh, Trễ kinh 1 Tháng Có Sao Không? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

    Cách tính và theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

    Biết được tới tháng là gì, chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào và các giai đoạn trong một chu kỳ sẽ giúp bạn gái tính được ngày hành kinh của mình. Chu kỳ kinh nguyệt được tính kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh hiện tại cho đến ngày đầu thấy kinh của kỳ kinh tiếp theo.

    Sử dụng app theo dõi chu kỳ kinh nguyệt trên điện thoại

    Hiện nay, có rất nhiều app theo dõi chu kỳ kinh nguyệt được nhiều bạn nữ sử dụng. Các ứng dụng này sẽ giúp các bạn nữ có thể tính được chính xác chu kỳ hành kinh kế tiếp của mình sẽ bắt đầu vào lúc nào. Bạn có thể tham khảo và sử dụng Công cụ tính Chu kỳ kinh nguyệt online của Kotex:

    Công cụ sức khỏe được KOTEX xây dựng dành riêng cho bạn gái, bao gồm nhiều tiện ích: Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt - Tính ngày rụng trứng - Tính ngày thụ thai để hỗ trợ thụ thai thành công hoặc dự đoán ngày tránh thai... và còn rất nhiều chức năng khác nữa. Hãy sử dụng ngay hôm nay để theo dõi và bảo vệ sức khỏe bạn gái nhé!

    Xem thêm:

    Những đặc điểm và kiến thức về sinh lý kinh nguyệt cần biết

    Cách tính ngày an toàn để tránh thai trong chu kỳ kinh nguyệt của con gái

    11 cách nhanh hết kinh nguyệt trong 2 ngày an toàn chị em nên biết

    Cách đánh dấu để tính chu kỳ kinh nguyệt

    Việc theo dõi chu kỳ hành kinh giúp bạn dự đoán thời gian hành kinh của tháng kế tiếp, từ đó có sự chuẩn bị chu đáo, tránh những trường hợp khó xử ngoài ý muốn.

    • Bước 1: Đánh dấu ngày hành kinh đầu tiên của bạn, đây được tính là ngày bắt đầu của chu kỳ kinh.
    • Bước 2: Đánh dấu ngày hành kinh của tháng tiếp theo, đây được tính là ngày kết thúc của chu kỳ kinh.
    • Bước 3: Thông qua 2 bước trên, bạn sẽ biết được chu kỳ kinh nguyệt của mình dài ngắn như thế nào. Cứ như thế đánh dấu và theo dõi hàng tháng để biết chu kỳ ổn định hay bất thường.
    • Bước 4: Việc theo dõi chu kỳ kinh nên diễn ra liên tục trong vòng 6 tháng để tính được chu kỳ kinh trung bình, thời gian đèn đỏ diễn ra và ngày rụng trứng.

    Ví dụ :

    • Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 1 là ngày: 01/10/2022
    • Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 2 là ngày: 29/10/2022
    • Vậy chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 28 ngày.

    Đánh dấu ngày hành kinh giúp bạn dễ dàng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

    Đánh dấu ngày hành kinh giúp bạn dễ dàng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

    Xem thêm:

    Kinh Nguyệt Kéo Dài Bao Lâu Là Bình Thường?

    Chu Kỳ Kinh Nguyệt Bao Nhiêu Ngày Là Bình Thường?

    Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt 50 ngày có bình thường không?

    Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để mang thai và tránh thai an toàn

    Sau khi biết được tới tháng là gì, bạn gái có thể dựa vào chu kỳ kinh nguyệt để tính ngày rụng trứng. Cách tính ngày rụng trứng có thể giúp bạn nữ theo dõi được giai đoạn thụ thai cao hoặc biết được giai đoạn tránh thai an toàn. Để tính được ngày rụng trứng, đầu tiên bạn cần xác định được chu kỳ kinh nguyệt, tiếp đó đếm ngược lại 14 ngày.

    Công thức tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt:

    Chu kỳ kinh nguyệt - 14 = Ngày rụng trứng

    Chu kỳ kinh nguyệt

    Ngày rụng trứng

    Ngày dễ thụ thai

    25

    25 - 14 = 11

    9 đến 13

    26

    26 - 14 = 12

    10 đến 14

    27

    27 - 14 = 13

    11 đến 15

    28

    28 - 14 = 14

    12 đến 16

    29

    29 - 14 = 15

    13 đến 17

    30

    30 - 14 = 16

    14 đến 18

    31

    31 - 14 = 17

    15 đến 19

    32

    32 - 14 = 18

    16 đến 20

    33

    33 - 14 = 19

    17 đến 12

    Bảng tính ngày rụng trứng và ngày dễ mang thai

    Kỳ kinh nguyệt thường bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi nào?

    Trung bình, độ tuổi tuổi bắt đầu có kinh nguyệt ở nữ giới là 12 tuổi. Tuy nhiên, nữ giới vẫn có thể bắt đầu có kinh nguyệt sớm nhất là 8 tuổi và muộn nhất là 16 tuổi. Nhìn chung, nữ giới sẽ có kinh nguyệt trong vòng vài năm sau khi ngực và lông mu phát triển.

    Khi mới có kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài hơn hoặc lượng máu kinh nguyệt ra nhiều hơn và bắt đầu ổn định sau 3 - 4 năm. Thông thường, khi bước vào độ tuổi 20, chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều đặn, ổn định hơn. Cho đến khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, kinh nguyệt sẽ thay đổi và trở nên bất thường. Ngoài ra, chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ biến động theo các sự kiện khác trong suốt cuộc đời do sự ảnh hưởng của nội tiết tố trong cơ thể như sinh con hay đang cho con bú,...

    Cuối cùng, phụ nữ sẽ ngừng kinh nguyệt khi bước vào giai đoạn mãn kinh, thường là ở độ tuổi 51. Lúc này cơ thể phụ nữ ngừng rụng trứng và dấu hiệu dễ nhận biết nhất là không thấy xuất hiện kinh nguyệt trong vòng 1 năm.

    Trung bình, kinh nguyệt thường bắt đầu xuất hiện ở nữ giới 12 tuổi nhưng cũng có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn

    Trung bình, kinh nguyệt thường bắt đầu xuất hiện ở nữ giới 12 tuổi nhưng cũng có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn

    Xem thêm:

    Gần Tới Ngày Kinh Nguyệt Quan Hệ Có Sao Không?

    Trễ kinh bao lâu thì có thai? Dấu Hiệu Nhận Biết

    Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị trễ kinh phải làm sao?

    Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài trong bao nhiêu ngày?

    Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày? Chu kỳ kinh nguyệt bình thường diễn ra theo vòng đều từ 28 - 30 ngày. Tuy nhiên, cũng sẽ có một số bạn gái có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hay chu kỳ kinh nguyệt dài hơn.

    Chu kỳ kinh nguyệt ngắn

    Khi chu kỳ kinh nguyệt chỉ kéo dài 20 ngày hoặc thấp hơn thì được xem là vòng kinh sớm, hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt ngắn.

    Chu kỳ kinh nguyệt ngắn là chu kỳ kinh chỉ kéo dài 20 ngày hoặc ít hơn

    Chu kỳ kinh nguyệt ngắn là chu kỳ kinh chỉ kéo dài 20 ngày hoặc ít hơn

    Chu kỳ kinh nguyệt dài

    Khi chu kỳ kinh nguyệt 35 - 40 ngày hoặc dài hơn thì được xem là vòng kinh thưa, hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt dài.

    Bác sĩ Tú Linh cho biết: Vòng kinh nguyệt của người phụ nữ được xem là bình thường khi có tính chu kỳ khoảng 24-35 ngày, thời gian hành kinh khoảng 3-7 ngày, lượng máu kinh vừa phải không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người phụ nữ.

    Chu kỳ kinh nguyệt dù ngắn hay dài nhưng cố định hàng tháng thì bạn cũng không cần quá lo ngại đâu. Tuy nhiên, nếu trước đây bạn có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, đều đặn và đột nhiên kinh nguyệt không đều hoặc rối loạn kinh nguyệt thì bạn nên quan sát và xin ý kiến từ các bác sĩ chuyên môn để hạn chế ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhé.

    Một chu kỳ bình thường thường kéo dài 28 - 30 ngày

    Một chu kỳ kinh nguyệt dài thường kéo dài 35 - 40 ngày hoặc hơn

    Xem thêm:

    Mất trinh rồi liệu có kinh nguyệt không?

    Đau Ngực Bao Lâu Thì Có Kinh & Cách Giảm Đau Ngực Khi Tới Tháng

    Phân biệt có kinh trễ và mang thai, các dấu hiệu nhận biết

    Các biểu hiện bình thường của kỳ kinh nguyệt

    Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài 28 - 30 ngày, được tính từ ngày đầu của kỳ kinh hiện tại đến ngày đầu của kỳ kinh tiếp theo. Ngoài ra, khi bạn có chu kỳ ngắn từ 21 ngày hoặc kéo dài từ 32 - 35 ngày nhưng chu kỳ được lặp lại đều đặn thì vẫn không có vấn đề. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài 3 - 5 ngày hoặc 2 - 7 ngày. Nếu kinh nguyệt kéo dài quá 7 - 10 ngày với lượng kinh nguyệt ra ít cũng được xem là bình thường.

    Ngoài ra, bạn gái cũng có thể gặp phải một số triệu chứng phổ biến khác trong kỳ kinh nguyệt như:

    • Khó ngủ, mất ngủ.
    • Đau đầu.
    • Tâm trạng thất thường.
    • Bụng đầy hơi. 
    • Nổi mụn.
    • Thèm ăn.
    • Căng tức ngực.
    • Đau bụng kinh.

    Các biểu hiện bình thường của kỳ kinh nguyệt

    Chu kỳ kinh nguyệt bình thường thường kéo dài 28 - 30 ngày kèm theo các biểu hiện như đau bụng kinh, nổi mụn, tâm trạng thay đổi thất thường

    Chu kỳ kinh nguyệt bất thường

    Một số trường hợp chu kỳ kinh nguyệt bất thường hay xảy ra ở phụ nữ:

    • Chậm kinh: Kinh nguyệt có thể đến trễ từ 3 - 4 ngày, tuy nhiên nếu bị trễ kinh 10 ngày thì được xem là bất thường. Trong trường hợp bạn gái có quan hệ tình dục thì nên dùng que thử thai để biết mình có đang mang thai hay không.
    • Có kinh sớm: Kinh nguyệt đến sớm 2 - 3 ngày so với chu kỳ bình thường. Trong một số trường hợp, có kinh sớm 7 ngày và bạn gái có thể 1 tháng có kinh 2 lần.
    • Rong kinh: Là kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần.
    • Vô kinh (mất kinh nguyệt): Bao gồm vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Vô kinh nguyên phát là khi bạn gái chưa có hiện tượng kinh nguyệt dù đã qua 18 tuổi. Vô kinh thứ phát là khi bạn gái mất kinh liên tục trong vòng 3 tháng hoặc hơn dù trước đó kinh nguyệt đều đặn.

    Chu kỳ kinh nguyệt bất thường

    Chậm kinh, rong kinh, có kinh sớm, vô kinh là những biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt bất thường phổ biến ở nữ giới

    Xem thêm:

    Cách sử dụng que thử rụng trứng và đọc kết quả chi tiết

    Tìm hiểu và cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

    Lượng Máu Mất Đi Trong Chu Kỳ Kinh Nguyệt Là Bao Nhiêu?

    Lượng máu như thế nào là bình thường trong kỳ kinh nguyệt

    Mặc dù trong quá trình hành kinh, nữ giới có thể mất rất nhiều máu, song trên thực tế trung bình mỗi người phụ nữ chỉ mất khoảng 2 thìa máu cho cả của mình hoặc 4 - 6 thìa cũng được coi là bình thường. Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt xuất hiện cục máu đông có kích thước quá lớn (tương đương 1 quả bóng golf hoặc hơn) hoặc phải thay băng vệ sinh lúc nửa đêm thì là bất thường. Trường hợp kinh nguyệt ra cục máu đông kích thước nhỏ vào ngày đầu tiên hoặc ngày thứ hai hành kinh được cho là bình thường.

    Thông thường, ngày đầu tiên và ngày thứ hai của chu kỳ kinh sẽ có lượng máu thải ra nhiều hơn nhưng sẽ không nhiều đến mức bạn gái phải thay băng vệ sinh mỗi giờ hoặc 2 giờ/lần. Nếu bạn gái gặp phải tình trạng phải thay băng vệ sinh trong 2 - 3 giờ liên tục, hãy đến cơ sở y tế và thăm khám ngay lập tức.

    Trên đây là tổng hợp thông tin chi tiết về chu kỳ kinh nguyệt là gì mà Kotex muốn giới thiệu đến bạn. Thực tế, chu kỳ kinh nguyệt là một hiện tượng sức khỏe giới tính bình thường diễn ra ở cơ thể nữ giới chúng mình vì vậy, bạn không cần phải quá lo lắng về kinh nguyệt con gái là gì mà thay vào đó hãy chủ động tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan để chăm sóc sức khỏe của bản thân nhiều hơn nhé.

    Tham khảo thêm:

    Kinh nguyệt ra nhiều máu đông vón cục là hiện tượng gì?

    Chậm Kinh 2 Tháng Có Sao Không? Có Thai Không?

    Khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt 1 tuần có phải triệu chứng nguy hiểm không?

    Nguồn tham khảo:

    https://en.wikipedia.org/wiki/Menstrual_cycle

    https://my.clevelandclinic.org/health/articles/10132-normal-menstruation

    https://www.yourperiod.ca/normal-periods/menstrual-cycle-basics/

    Tự hào là một phần của tập đoàn Kimberly-Clark với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Kotex là người bạn đồng hành thân thiết của phụ nữ ở hơn 175 quốc gia. Trong đó, dòng sản phẩm mới Kotex Max Cool French Spa được đông đảo người tiêu dùng ưa thích với đặc tính mát lạnh êm lên đến 5h và nhẹ hương lavender tinh tế mang đậm chất Pháp.

    Với Kotex, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng băng vệ sinh chất lượng, mà còn xây dựng một cộng đồng phụ nữ mạnh mẽ và tự tin. Kotex còn rất nhiều sản phẩm phù hợp với mỗi nhu cầu khác biệt tại đây: