Chậm kinh bụng dưới to có phải dấu hiệu mang thai không?

chậm kinh bụng dưới to

Nhiều chị em phụ nữ cho rằng, chậm kinh bụng dưới to là chứng rối loạn tiêu hóa thông thường do ăn uống, nên không cần điều trị mà sẽ tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên trên thực tế, nếu hiện tượng này kéo dài thì rất có thể là dấu hiệu của việc mang thai hoặc biểu hiện của các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Hãy cùng Kotex tìm hiểu về nguyên nhân gây ra chậm kinh bụng dưới to và cách khắc phục hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây chậm kinh bụng dưới to

Phụ nữ bụng dưới to không phải là điều đáng lo ngại, tuy nhiên tình trạng này đi kèm chậm kinh kéo dài thì có thể là báo hiệu của một bệnh lý đang diễn ra. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng chậm kinh bụng dưới to, cụ thể như:

Chậm kinh do mang thai

Các dấu hiệu nhận biết sớm của việc mang thai thường là trễ kinh bụng dưới to và có thể đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, bầu ngực căng tức, núm vú bị quầng thâm sẫm màu, đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, chán ăn,... Tùy vào từng người mà những triệu chứng này có thể xảy ra rất nhanh sau khi thụ thai, một số khác chỉ có thể nhận thấy rõ sau khi chậm kinh trong một thời gian dài. Để chắc chắn mình có mang thai hay không, chị em nên kiểm tra tại nhà bằng cách sử dụng que thử thai.

Chậm kinh do mang thai

Chậm kinh bụng dưới to có thể là dấu hiệu của mang thai (Nguồn: Sưu tầm)

Thời kỳ mãn kinh

Những phụ nữ từ 50 tuổi trở lên gặp phải tình trạng chậm kinh bụng dưới to thì có thể đang bước vào thời kỳ mãn kinh. Điều này xảy ra khi buồng trứng không còn khả năng sản sinh ra trứng, phụ nữ sẽ không thấy xuất hiện kinh nguyệt trong ít nhất 12 tháng.

Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là tình trạng xảy ra khi trứng đã được thụ tinh không nằm trong tử cung mà bám vào các khu vực khác như cổ tử cung, ống dẫn trứng hay nằm ở khoang bụng. Mặc dù thai ngoài tử cung có các dấu hiệu tương tự như khi mang thai, tuy nhiên tình trạng này lại cực kỳ nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm có thể gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản về sau, thậm chí đe dọa tới tính mạng của phụ nữ.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung như phụ nữ mang thai trong độ tuổi từ 35 – 44 tuổi, bất thường ống dẫn trứng, mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa hoặc đã từng phẫu thuật phụ khoa trước đây.

Thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là nguyên nhân gây chậm kinh bụng dưới to (Nguồn: Sưu tầm)

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là một túi chứa đầy chất lỏng phát triển bên trong buồng trứng. Bệnh u nang buồng trứng thường xuất hiện, diễn tiến âm thầm và không có triệu chứng nên rất khó phát hiện được bệnh. Tuy nhiên, sau khi u đã lớn, có thể gây ra các triệu chứng tương tự như ung thư buồng trứng, bao gồm rối loạn kinh nguyệt, buồn nôn, nôn, đau rát khi quan hệ tình dục, bụng chướng, sụt cân,...

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng các hormone sinh dục như estrogen và progesterone ở phụ nữ bị mất cân bằng. Hội chứng này có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, chậm kinh bụng dưới to, tăng cân, lông mọc rậm và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.

Căng thẳng hoặc lo lắng

Thỉnh thoảng chị em phụ nữ cảm thấy căng thẳng, stress, lo lắng do công việc hay gia đình là điều rất bình thường. Thế nhưng, tình trạng này diễn ra liên tục và kéo dài có thể gây ra những sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Điều này không chỉ gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, chậm kinh bụng dưới to mà còn là nguyên nhân dẫn tới một số tình trạng khác như nổi mụn nội tiết, rụng tóc, bốc hỏa, hay cáu gắt,...

Căng thẳng, lo lắng

Căng thẳng, lo lắng kéo dài có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, chậm kinh bụng dưới to (Nguồn: Sưu tầm)

Chế độ sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học

Ngoài những yếu tố nêu trên, việc ăn uống không khoa học, thiếu dưỡng chất hay lười vận động, thức khuya, sử dụng rượu bia và chất kích thích,… cũng khiến cơ thể phụ nữ ngày càng trở nên yếu hơn, thường xuyên cảm thấy áp lực, mệt mỏi. Điều này gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ.

Chậm kinh bụng dưới to có phải mang thai không?

Theo các chuyên gia, hiện tượng chậm kinh bụng dưới to có thể là dấu hiệu thông báo nữ giới đang mang thai, nếu trước đó 1 - 2 tuần có quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp tránh thai. Khi mang thai, sự thay đổi hormone sinh dục làm các cơ của hệ tiêu hóa mềm ra, khiến cho hoạt động tiêu hóa diễn ra chậm. Điều này khiến axit dạ dày dư thừa và trào ngược lên, gây tình trạng chướng bụng dưới. Bên cạnh đó, trong thời gian mang thai, bà bầu thèm ăn nhiều món khác nhau, có thể dung nạp vào cơ thể những loại thực phẩm khó tiêu và dẫn đến căng chướng bụng dưới.

Nếu chị em phụ nữ nhận thấy chậm kinh bụng dưới to kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, căng tức ngực, mệt mỏi,... thì khả năng mang thai rất cao. Để xác định chính xác bản thân có mang thai hay không, chị em nên xem lại lịch sinh hoạt vợ chồng và kiểm tra bằng que thử thai.

Cách điều trị chậm kinh bụng dưới to bất thường ở nữ giới

Hiện tượng chậm kinh bụng dưới to nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều vấn đề, không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của chị em phụ nữ mà còn có nguy cơ bị vô sinh rất cao. Do đó, chị em cần tìm hiểu những phương pháp điều trị phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt tại nhà

Để đảm bảo có được một cơ thể khỏe mạnh và chu kỳ kinh nguyệt ổn định, chị em nên có một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Nên cung cấp cho cơ thể đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm như thịt đỏ, cá, rau xanh, trái cây, ngũ cốc và các loại đậu. Đồng thời cũng hạn chế tối đa các loại thực phẩm nhiều chất béo, quá cay nóng,... và tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...

Bên cạnh đó, bạn cũng nên thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học điều độ, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, tạo thói quen tập thể dục hàng ngày và không nên vận động quá mức. Những việc này sẽ giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh, tâm trạng vui tươi, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi. Từ đó giúp cho vóc dáng trở nên thon gọn và chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn. 

Chế độ sinh hoạt khoa học

Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh và chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn (Nguồn: Sưu tầm)

Thăm khám bác sĩ tại cơ sở y tế uy tín

Nếu tình trạng chậm kinh bụng dưới to kéo dài, chị em phụ nữ nên đến gặp các bác sĩ để được thăm khám sớm, xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả nhất. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra chậm kinh bụng dưới to của từng người mà bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số loại thuốc như thuốc tránh thai, hormon tuyến giáp, hormon tuyến yên,…

Tuy nhiên, các chị em cũng cần lưu ý rằng, nếu bị chậm kinh không nên điều trị tại nhà bằng những phương pháp chưa được kiểm chứng và thiếu khoa học. Các phương pháp truyền miệng dân gian không chỉ không thể điều trị dứt điểm bệnh mà còn có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về vấn đề chậm kinh bụng dưới to. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, do đó chị em không nên chủ quan mà hãy thăm khám sớm khi thấy xuất hiện bất thường ở cơ thể. Việc phát hiện và điều trị sớm giúp hạn chế được những biến chứng nguy hiểm, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.