Uống thuốc tránh thai 1 tháng có kinh 2 lần có sao không?

uống thuốc tránh thai 1 tháng có kinh 2 lần

Sử dụng thuốc tránh thai có thể gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt như chậm kinh, mất kinh, kinh ra nhiều lần trong tháng hoặc rong kinh,... do cơ thể phụ nữ chưa thích nghi được với sự thay đổi hormone nội tiết tố. Trong đó hiện tượng uống thuốc tránh thai 1 tháng có kinh 2 lần rất nhiều chị em gặp phải khiến cho họ thấy hoang mang và lo lắng. Vậy uống thuốc tránh thai 1 tháng có kinh 2 lần có nguy hiểm không? Cùng Kotex tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau đây để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này.

Tại sao uống thuốc tránh thai 1 tháng có kinh 2 lần

Theo các chuyên gia, thuốc tránh thai có thể tác động trực tiếp đến các hormone nội tiết nữ, gây ức chế quá trình rụng trứng và ngăn chặn quá trình thụ thai. Bên cạnh đó, thuốc tránh thai còn có tác dụng tăng tiết chất nhầy ở cổ tử cung, làm chất nhầy trở nên đặc và dày hơn, gây cản trở tinh trùng di chuyển đến gặp trứng để thụ tinh.

Chính vì vậy, dù chị em phụ nữ sử dụng bất kể loại thuốc tránh thai nào cũng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, điển hình là uống thuốc tránh thai 1 tháng có kinh 2 lần. Tình trạng này càng phổ biến hơn khi sử dụng thuốc tránh thai chỉ chứa hormone progesterone so với các loại thuốc kết hợp cả hormone estrogen và progesterone.

Tại sao uống thuốc tránh thai 1 tháng có kinh 2 lần

Uống thuốc tránh thai 1 tháng có kinh 2 lần do cơ thể chưa thích nghi được với sự thay đổi của hormone nội tiết (Nguồn: Sưu tầm)

Uống thuốc tránh thai 1 tháng có kinh 2 lần có sao không?

Khi mới bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, hầu hết chị em phụ nữ đều bị rối loạn kinh nguyệt do cơ thể chưa thích nghi được với sự thay đổi khi bổ sung lượng lớn hormone nội tiết vào cơ thể. Bên cạnh vấn đề uống thuốc tránh thai 1 tháng có kinh 2 lần, chị em còn có thể gặp những tác dụng phụ như:

  • Chảy máu âm đạo giữa chu kỳ: Đây là hiện tượng rất phổ biến khi cơ thể phụ nữ đang điều chỉnh theo các hormone nội tiết mới.
  • Buồn nôn: Trong ba tháng đầu sử dụng thuốc tránh thai, nhiều chị em có thể cảm thấy buồn nôn, đặc biệt là uống thuốc trong lúc bụng đói. 
  • Căng tức ngực: Sự thay đổi hormone nội tiết đột ngột có thể khiến chị em bị căng tức ngực trong khoảng 2 - 3 tuần đầu sau khi uống thuốc tránh thai.
  • Đau nửa đầu: Khi chưa quen với thuốc tránh thai, một số chị em có thể bị đau đầu từ mức độ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào tỷ lệ hormone nội tiết tố có trong thuốc.
  • Tăng cân: Uống thuốc tránh thai có thể gây ra hiện tượng tăng cân ở một số phụ nữ nhạy cảm với nội tiết tố estrogen.
  • Tâm trạng bất ổn: Sự thay đổi hormone gây ảnh hưởng đến tâm trạng của phụ nữ, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm nếu sử dụng thuốc tránh thai không đúng cách.
  • Giảm tiết dịch âm đạo: Đây là một trong các tác dụng phụ thường gặp khi uống thuốc tránh thai do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Tình trạng giảm tiết dịch âm đạo có thể gây đau rát khi quan hệ tình dục khiến chị em giảm ham muốn khi quan hệ vợ chồng.
  • Khô mắt: Ngoài những tác dụng phụ kể trên, thuốc tránh thai còn có thể gây ra tình trạng khô mắt ở một số phụ nữ.

Thông thường, hiện tượng uống thuốc tránh thai 1 tháng có kinh 2 lần chỉ kéo dài từ 1 - 3 tháng, sau đó sẽ trở lại bình thường, vậy nên chị em không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trong trường hợp rối loạn kinh nguyệt kéo dài và kèm theo các triệu chứng như đau bụng dữ dội, máu kinh màu đen và vón cục, có mùi hôi thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý phụ khoa nguy hiểm và các chị em nên chủ động thăm khám sớm.

Đối với những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, tình trạng rối loạn kinh nguyệt sẽ rõ ràng hơn. Một điều lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc tránh thai mà chị em cần nắm là không nên lạm dụng và sử dụng thuốc đúng cách để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Chảy máu âm đạo

Chảy máu âm đạo sau khi uống thuốc tránh thai là hiện tượng bình thường không cần quá lo lắng (Nguồn: Sưu tầm)

Uống thuốc tránh thai 1 tháng có kinh 2 lần cần xử lý thế nào?

Nếu uống thuốc tránh thai 1 tháng có kinh 2 lần, chị em phụ nữ cần xử lý theo những cách sau đây:

Dùng thuốc trị rong kinh do rối loạn kinh nguyệt

Nếu uống thuốc tránh thai 1 tháng có kinh 2 lần hoặc bị rong kinh, chị em có thể sử dụng kết hợp thuốc tránh thai liều thấp có chứa progestin và thuốc chống viêm không steroid để giúp kiểm soát tình trạng chảy máu nặng hoặc bất thường do mất cân bằng nội tiết tố. Trường hợp chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân có thể dùng thuốc Natazia có chứa Estrogen có tác dụng hỗ trợ điều trị chảy máu kinh nguyệt nhiều mà không phải do tử cung gây ra.

Kết hợp chế độ dinh dưỡng và tập thể dục điều độ

Khi uống thuốc tránh thai 1 tháng có kinh 2 lần, chị em nên cân bằng chế độ dinh dưỡng của mình để giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và bảo vệ sức khỏe tốt hơn. 

  • Tăng cường canxi từ các loại thực phẩm như đậu nành, đậu hà lan, sữa ít béo, rau xanh đậm như cải xoăn, súp lơ xanh,…
  • Bổ sung thêm các loại cá chứa omega-3 như cá hồi, cá trích, cá mòi…
  • Tăng cường bổ sung chất xơ có trong trái cây, ngũ cốc và các loại hạt.
  • Uống trà gừng, trà hoa cúc để cải thiện tình trạng đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt.
  • Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ,... và tuyệt đối không sử dụng đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cà phê,...

Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, chị em cũng nên kết hợp tập luyện thể dục điều độ, ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 lần/tuần để giúp ngủ sâu giấc vào ban đêm, cải thiện các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, giảm căng thẳng và lo âu.

Kết hợp chế độ ăn uống dinh dưỡng và tập luyện thể dục

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học kết hợp tập luyện thể dục để giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm)

Tâm trạng ổn định

Cảm xúc và tâm trạng bất ổn là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi dùng thuốc tránh thai trở nên trầm trọng hơn. Do đó, chị em phụ nữ nên chủ động chia sẻ vấn đề khó khăn của bản thân với người bạn đời cũng như luyện tập thiền tại nhà để kiểm soát tốt cảm xúc, giúp tâm trạng ổn định hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và tìm cho mình những thói quen tốt để giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi.

Áp dụng phương pháp dân gian chữa rối loạn kinh nguyệt

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây y, chị em cũng có thể áp dụng bài thuốc dân gian để chữa rối loạn kinh nguyệt.  Những bài thuốc này thường sử dụng các loại thảo dược như kỷ tử, đương quy, hoàng kỳ, đảng sâm, thục địa, ích mẫu,... không chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh mà còn giúp làm ấm can thận, bổ huyết và tăng cường sức khỏe từ gốc.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp các chị em phụ nữ hiểu rõ hơn về vấn đề uống thuốc tránh thai 1 tháng có kinh 2 lần. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi sử dụng thuốc tránh thai là hoàn toàn bình thường, chỉ kéo dài từ 1 - 3 tháng, sau đó sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài kèm theo những biểu hiện bất thường khác thì nên thăm khám bác sĩ sớm để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị phụ hợp.

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.