Tại sao phụ nữ lại có kinh nguyệt? Tìm hiểu về hiện tượng kinh nguyệt

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới, diễn ra từ khi dậy thì đến khi mãn kinh, ngoại trừ lúc mang thai. Vậy tại sao phụ nữ lại có kinh nguyệt? Nếu không có kinh nguyệt thì sao? Hãy cùng Kotex tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng kinh nguyệt ở phụ nữ trong nội dung bài viết sau đây.

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng lớp niêm mạc tử cung (dạ con) bong tróc ra mỗi tháng ở cơ thể người phụ nữ. Kinh nguyệt sẽ bao gồm một phần mô niêm mạc tử cung, một phần máu kinh từ bên trong tử cung chảy qua cổ tử cung và được đẩy ra ngoài cơ thể qua âm đạo.

Theo các chuyên gia, kinh nguyệt hoạt động điều hoà do sự thay đổi nồng độ của các hormone trong cơ thể nữ giới. Tuỳ vào từng thời điểm, những hormone sẽ được tiết ra làm các nang trứng phát triển, niêm mạc tử cung dày lên và giải phóng các nang trứng.

Sau khi phóng noãn, trứng sẽ di chuyển xuống phần ống dẫn trứng và chờ đợi tinh trùng. Nếu trứng gặp được tinh trùng sẽ thụ thai, lớp niêm mạc tử cung sẽ tiếp tục phát triển thành “cái nôi” cho thai làm tổ. Trong trường hợp trứng không gặp tinh trùng và không diễn ra quá trình thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung sẽ bị phá vỡ rồi bong ra và hình thành nên hiện tượng kinh nguyệt.

Kinh nguyệt là gì

Kinh nguyệt là hiện tượng lớp niêm mạc tử cung bong tróc ra mỗi tháng ở cơ thể người phụ nữ (Nguồn: Sưu tầm)

Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt?

Chu kỳ kinh nguyệt là một thuật ngữ được dùng để mô tả chuỗi thay đổi diễn ra hàng tháng mà cơ thể nữ giới phải trải qua để chuẩn bị cho quá trình mang thai. Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên thấy máu kinh cho đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người phụ nữ có thể khác nhau nhưng quá trình hành kinh là giống nhau.

Về cơ bản, một chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở phụ nữ sẽ trải qua 3 giai đoạn như sau: 

  • Giai đoạn tăng sinh: Xảy ra song song với thời điểm hành kinh, được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện kỳ kinh nguyệt và kết thúc khi quá trình rụng trứng diễn ra. 
  • Giai đoạn tiết chế: Giai đoạn này bắt đầu từ ngày 15 – 28 của chu kỳ kinh nguyệt. Sau khi trứng được giải phóng khỏi buồng trứng sẽ di chuyển tới ống dẫn trứng để đợi tinh trùng. Nếu quá trình thụ tinh không diễn ra, lớp niêm mạc tử cung sẽ bị phá vỡ rồi bong ra và hình thành kinh nguyệt. 
  • Giai đoạn hành kinh: Xuất hiện khi trứng ở chu kỳ trước không được thụ tinh, tức là quá trình mang thai không xảy ra. Lúc này, lớp niêm mạc tử cung bị bong ra, được đẩy ra khỏi cơ thể thông qua âm đạo và hình thành kinh nguyệt. Ở giai đoạn này, người phụ nữ sẽ thấy xuất hiện máu kinh kèm theo các triệu chứng như tức ngực, đau bụng dưới, khó chịu,… Thông thường, giai đoạn hành kinh sẽ kéo dài khoảng 3 - 5 ngày, tuy nhiên ở nhiều người giai đoạn này có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 3 - 7 ngày.

Chu kỳ kinh nguyệt

Thời gian hành kinh sẽ kéo dài khoảng 3 - 5 ngày (Nguồn: Sưu tầm)

Tại sao phụ nữ lại có kinh nguyệt?

Trong những năm giữa tuổi dậy thì (11 - 14 tuổi) và giai đoạn mãn kinh (khoảng 51 tuổi), khi cơ thể của phụ nữ đã sẵn sàng cho việc mang thai. Mỗi tháng, lớp niêm mạc tử cung dày lên, 1 - 2 quả trứng sẽ phát triển và được giải phóng từ một trong các buồng trứng. Nếu trứng không được thụ tinh, cơ thể sẽ không cần lớp niêm mạc tử cung dày hơn nữa. Vì thế, lớp niêm mạc đó sẽ bong ra kèm theo một ít máu và được đào thải ra ngoài cơ thể qua âm đạo. Một người phụ nữ bình thường lượng máu mất sau mỗi chu kỳ kinh khoảng 50 - 80ml. Với hiện tượng chảy máu thường kéo dài từ 4 -  5 ngày, thời gian giữa các kỳ kinh trung bình là 28 ngày. 

Phụ nữ có kinh nguyệt để chuẩn bị cho quá trình mang thai

Phụ nữ có kinh nguyệt để chuẩn bị cho quá trình mang thai (Nguồn: Sưu tầm)

Dấu hiệu bị rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt diễn ra không đều hoặc không bình thường. Một số dấu hiệu nhận biết hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ như:

  • Khoảng cách giữa các chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 24 ngày hoặc dài hơn 38 ngày.
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều, thay đổi từ 20 - 40 ngày cho mỗi chu kỳ kinh.
  • Không có kinh nguyệt trong vòng 2 tháng trở lên (hoặc hơn 60 ngày).
  • Lượng máu kinh ít hoặc nhiều hơn so với bình thường.
  • Giai đoạn hành kinh thường kéo dài hơn 8 ngày.
  • Xuất hiện tình trạng chảy máu hoặc đốm máu giữa các kỳ kinh.
  • Có các triệu chứng kinh nguyệt nặng nề hơn như đau bụng dưới dữ dội, buồn nôn hoặc nôn mửa,...

Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt

Đau bụng dữ dội trong những ngày hành kinh (Nguồn: Sưu tầm)

Nếu không có kinh nguyệt thì sao?

Kinh nguyệt là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình thụ thai ở nữ giới. Ở mỗi chu kỳ kinh, buồng trứng sẽ rụng 1 - 2 trứng, nếu gặp được tinh trùng thì sẽ diễn ra quá trình thụ tinh và lớp niêm mạc tử cung sẽ không bong tróc ra nữa vì lúc này nó phải thực hiện chức năng làm tổ cho phôi thai. Vì thế, khi không có kinh nguyệt đồng nghĩa với việc sức khỏe sinh sản của nữ giới đang bị đe dọa. Ngoài ra, tình trạng không có kinh nguyệt cũng có thể xuất phát từ các bệnh phụ khoa, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rụng trứng, chất lượng trứng,... Nếu không phát hiện sớm và xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí là vô sinh.

Các yếu tố khiến kinh nguyệt có thể bị ngừng

Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới có thể bị ngừng do các yếu tố sau đây:

  • Thuốc tránh thai: Nếu phụ nữ uống thuốc tránh thai hàng ngày, sau một năm sẽ có khả năng dừng chu kỳ kinh của mình lên đến 70%.
  • Tiêm hormone: Việc tiêm hormone có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới trong khoảng thời gian tối đa 22 tháng. Sau một năm, phụ nữ có khả năng ngăn chặn chu kỳ kinh của mình khoảng 50 - 60%, sau 2 năm khoảng 70%.
  • Vòng tránh thai: Sau một năm sử dụng vòng tránh thai khả năng ngừng chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ là khoảng 50%.
  • Cấy que tránh thai: Nếu phụ nữ cấy que tránh thai vào bắp tay, có khả năng ngừng chu kỳ kinh nguyệt khoảng 20% sau 2 năm.

Các yếu tố làm ngừng kinh nguyệt

Uống thuốc tránh thai hàng ngày có khả năng dừng chu kỳ kinh lên đến 70% (Nguồn: Sưu tầm)

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Kinh nguyệt không đều hay bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe. Do đó, chị em phụ nữ cần đến ngay cơ sở y tế khi gặp những trường hợp sau:

  • Không xuất hiện kinh nguyệt khi bước qua tuổi 16.
  • Không có kinh nguyệt trong vòng 2 tháng hoặc lâu hơn.
  • Máu kinh chảy nhiều và thời gian hành kinh kéo dài hơn bình thường.
  • Đau bụng dữ dội, dai dẳng trong thời gian hành kinh.
  • Chảy máu hoặc đốm máu giữa các kỳ kinh.

Qua bài viết này, chắc hẳn các chị em đã biết tại sao phụ nữ lại có kinh nguyệt rồi nhỉ. Có thể thấy, kinh nguyệt là một phần quan trọng trong quá trình chuẩn bị cho sự mang thai của nữ giới. Nếu chu kỳ kinh nguyệt có vấn đề về lượng máu kinh, tần suất và thời gian hành kinh mỗi tháng, chị em cần thăm khám bác sĩ phụ khoa để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.