Tại sao sau sinh có kinh nguyệt rồi lại mất? Dấu hiệu và biện pháp khắc phục
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Sau khi trải qua quá trình sinh nở, cơ thể phụ nữ sẽ có những sự thay đổi về nội tiết tố, hormone làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Đặc biệt, những bất thường như sau sinh có kinh nguyệt rồi lại mất, rong kinh, máu kinh ra nhiều hoặc ít,… dễ khiến chị em lo lắng, gây ảnh hưởng đến tâm lý và việc chăm sóc con. Bài viết dưới đây, Kotex sẽ giải thích những nguyên nhân và các biện pháp cải thiện tình trạng này để giúp các mẹ sau sinh hiểu rõ hơn về sức khỏe sinh sản của mình.
Sau sinh bao lâu có kinh nguyệt trở lại?
Việc có kinh trở lại vào thời gian nào sau sinh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cho con bú, lượng hormone, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi sau sinh. Trong đó, việc các mẹ cho con bú có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh sau khi sinh con.
Thông thường, phụ nữ cho con bú thì kinh nguyệt sẽ không trở lại hoặc trở lại muộn. Các mẹ có thể xuất hiện kinh nguyệt sau 2 – 3 tháng đầu tiên nhưng cũng có trường hợp phải mất khoảng 8 – 10 tháng thì kinh nguyệt mới trở lại. Khi cho con bú, các mẹ nhận thấy bị chảy máu vài ngày, sau đó lại ngưng. Điều này là hoàn toàn bình thường, máu kinh xuất hiện không có nghĩa là kinh nguyệt đã hồi phục.
Đối với các chị em không cho con bú bằng sữa mẹ, nguyệt san sẽ sớm quay trở lại sau 12 tuần sau khi sinh con. Hiện tượng kinh nguyệt sau sinh sớm hay muộn là hoàn toàn bình thường nên các mẹ có thể yên tâm vấn đề sức khỏe của bản thân.
Nguyệt san sẽ sớm quay trở lại sau 12 tuần sau khi sinh con nếu mẹ không cho con bú (Nguồn: Sưu tầm)
Tại sao sau sinh có kinh nguyệt rồi lại mất?
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh bình thường hay bất thường còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Khi cơ thể của phụ nữ đã trở lại tình trạng như trước khi mang thai, các hormone như estrogen, progesteron và gonadotropin màng đệm cũng trở lại mức bình thường thì họ sẽ có kinh nguyệt trở lại. Nguyên nhân phụ nữ sau sinh có kinh nguyệt rồi lại mất là do quá trình mang thai khiến cơ thể xảy ra nhiều thay đổi, bao gồm việc cơ thể phải phát triển để nuôi dưỡng thai nhi và chuẩn bị cho quá trình tạo ra sữa mẹ.
Khi nuôi con bằng sữa mẹ, hormone prolactin trong sữa mẹ sẽ làm cho hoạt động của hệ trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng thay đổi. Từ đó dẫn đến tình trạng chu kỳ kinh nguyệt trở lại chậm hơn so với phụ nữ không cho con bú. Bên cạnh đó, thay đổi nội tiết tố và tâm lý bất ổn sau sinh cũng là những nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt sau sinh.
Ngoài ra, các bệnh phụ khoa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Do cơ thể người mẹ sau sinh rất yếu và chưa hoàn toàn hồi phục thể trạng ban đầu nên tạo cơ hội cho vi sinh vật rất dễ có cơ hội tấn công và gây bệnh. Nếu sau sinh con, các mẹ không chăm sóc và vệ sinh cẩn thận thì có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, biểu hiện thường gặp nhất là tình trạng kinh nguyệt bất thường. Do đó, các mẹ cần phải chú ý đến khâu vệ sinh vùng kín, chăm sóc sức khỏe cũng như tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để nhanh chóng khắc phục và hạn chế ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của hai mẹ con.
Sau khi sinh, nhiều bà mẹ muốn đảm bảo nguồn sữa dinh dưỡng cho con nên thường ăn nhiều hơn khiến cơ thể tăng cân nhanh chóng. Hoặc một số mẹ bỉm vì muốn lại vóc dáng thon gọn sau sinh nhanh chóng mà giảm cân đột ngột. Cả hai trường hợp này đều không tốt cho sức khỏe và có khả năng làm rối loạn kinh nguyệt sau sinh.
Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Sau sinh có kinh rồi lại mất là một trong những dấu hiệu của tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Ngoài ra, các mẹ còn thấy xuất hiện các dấu hiệu khác như:
- Không có kinh trở lại sau khi đã sinh con hoặc chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bất thường, máu kinh ra ồ ạt hoặc rất ít, thay đổi màu sắc,...
- Chu kình kinh trồi sụt bất thường, có thể quá dài hoặc quá ngắn.
- Có hiện tượng rong kinh, máu kinh ra nhiều hơn bình thường, đau bụng kinh dữ dội, đau ngực nhiều,..
Tuy nhiên, các mẹ bỉm không cần quá lo lắng vì sau sinh có kinh rồi lại mất hay các dấu hiệu trên đây chỉ là hiện tượng sinh lý thường gặp ở phụ nữ sau sinh.
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh sẽ có biểu hiện đau bụng kinh dữ dội, đau ngực nhiều,.. (Nguồn: Sưu tầm)
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ sau khi trải qua những thay đổi trong quá trình mang thai, sinh nở và nuôi con bằng sữa mẹ. Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian, thường sẽ ổn định khi mẹ không còn cho con bú bằng sữa mẹ. Nếu mẹ nhận thấy tình trạng này kéo dài, mức độ ngày càng tăng dần thì nên thăm khám để tìm nguyên nhân. Bởi tình trạng rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như u xơ tử cung, polyp tử cung,...
Cần làm gì khi sau sinh có kinh nguyệt rồi lại mất?
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường do nội tiết hormone chưa ổn định hoặc đang nuôi con bú. Tuy nhiên, rối loạn kinh nguyệt cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề liên quan đến sức khỏe phụ khoa. Chính vì vậy, các mẹ sau sinh cần phải chú ý đến những thay đổi bất thường của cơ thể. Nếu gặp phải những biểu hiện bất thường sau đây bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Kinh nguyệt sau sinh kéo dài hơn 7 ngày hoặc có nhiều cục máu đông lớn.
- Vùng kín ngứa ngáy, khó chịu.
- Sau sinh có kinh nguyệt rồi lại mất khoảng thời gian dài.
- Xuất hiện máu âm đạo lốm đốm giữa các chu kỳ kinh nguyệt.
- Máu kinh nguyệt ra quá nhiều đến mức phải thay băng liên tục hàng giờ.
- Nhức đầu dữ dội, khó thở, đi tiểu đau rát
- Không hành kinh 3 tháng sau sinh hoặc 3 tháng sau khi ngừng cho con bú.
Rối loạn kinh nguyệt kèm theo các dấu hiệu bất thường cần thăm khám bác sĩ (Nguồn: Sưu tầm)
Biện pháp khắc phục sau sinh có kinh nguyệt rồi lại mất
Tình trạng sau sinh có kinh nguyệt rồi lại mất có thể được cải thiện nếu các mẹ bỉm chú ý các vấn đề sau đây:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, thói quen sinh hoạt khoa học.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, đặc biệt là những bài tập yoga nhẹ nhàng để giúp tinh thần thoải mái hơn, đồng thời hỗ trợ giảm cân sau sinh.
- Giữ trạng thái tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, stress để phòng ngừa bệnh trầm cảm sau sinh.
- Không nên sử dụng thuốc tránh thai vì tác dụng phụ của thuốc có thể gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh.
- Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,…
- Bổ sung nội tiết tố estrogen trực tiếp để điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Lưu ý, việc bổ sung nội tiết tố cho cơ thể phải đúng cách, đúng liều lượng mới phát huy tối đa hiệu quả.
Thực tế, có rất nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng sau sinh có kinh nguyệt rồi mất. Tuy nhiên, nếu các thấy tình trạng sau sinh có kinh rồi lại mất kéo dài, nhất là sau khi đã cai sữa cho bé hoặc kèm theo các biểu hiện bất thường thì cần thăm khám để được bác sĩ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.