Tất tần tật về Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh - Dấu hiệu và cách khắc phục

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là gì?

Thông thường, hầu hết phụ nữ khi bước vào độ tuổi 37 - 45 sẽ bắt đầu có những biểu hiện của rối loạn tiền mãn kinh. Ở giai đoạn này, hệ trục vàng não bộ - tuyến yên - buồng trứng sẽ suy giảm, không sản xuất đủ nội tiết tố nữ để đáp ứng mọi hoạt động của cơ thể. Do đó, phụ nữ ở giai đoạn này sẽ phải đối mặt với nhiều thay đổi về sắc đẹp, tâm sinh lý và sức khỏe, trong đó biểu hiện thường gặp nhất là rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh. 

rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh 

Phụ nữ khi bước vào độ tuổi 37 - 45 sẽ bắt đầu có những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh (Nguồn: Sưu tầm)

Dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Các dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có thể kéo dài trong khoảng vài tháng hoặc vài năm trước khi chính thức bước sang giai đoạn mãn kinh. Một số triệu chứng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh phổ biến mà chị em phụ nữ phải đối mặt như:

  • Kinh nguyệt không đều: Ngày hành kinh có thể đến sớm hoặc muộn hơn.
  • Số ngày hành kinh thay đổi: Khoảng thời gian hành kinh sẽ thay đổi, có thể ra máu trong 1 - 2 ngày hoặc kéo dài hơn 1 tuần.
  • Lượng máu kinh ra nhiều hoặc nhỏ giọt: Nhiều chị em có máu kinh ra nhiều, gây mất máu trong kỳ hành kinh. Thế nhưng, có người ra máu kinh rất ít đến mức không cần sử dụng băng vệ sinh.
  • Chu kỳ kinh trở nên thưa hơn: Nếu như bình thường có kinh 28 ngày một lần thì kỳ kinh ở giai đoạn tiền mãn kinh có thể 2 - 3 tháng mới thấy hành kinh.
  • Mất kinh: Chu kỳ kinh nguyệt có thể biến mất trong một số tháng, nếu kinh nguyệt mất hẳn trong vòng 12 tháng kể từ lần hành kinh cuối cùng thì người phụ nữ đã bước vào thời kỳ mãn kinh.

Nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt ở thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ. Trong số đó, có cả những nguyên nhân xuất phát từ quá trình thay đổi nội tiết tố và bệnh lý.

  • Yếu tố tuổi tác: Khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, chức năng buồng trứng suy giảm, sự thiếu hụt hormone Estrogen và Progesterone có thể gây mất cân bằng nội tiết tố. Điều này khiến buồng trứng không thể phóng noãn, hoàng thể kém hoặc không có, dẫn đến những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thói quen sống không lành mạnh: Hiện nay, có rất nhiều chị em chỉ mới bước sang độ tuổi 40 đã xuất hiện các triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh. Lý do là bởi họ có quá nhiều thói quen không lành mạnh như thức khuya, ăn uống và nghỉ ngơi không điều độ, kiêng khem quá mức hoặc thường xuyên lạm dụng rượu, bia, các chất kích thích như cà phê, thuốc lá… Từ đó, hệ nội tiết dần dần hoạt động không ổn định, dẫn đến rối loạn tổng hợp hormone Estrogen cần thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Do một số bệnh phụ khoa: Phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, polyp tử cung,... hoặc viêm nhiễm phụ khoa trong giai đoạn tiền mãn kinh sẽ có nguy cơ bị rong kinh cao hơn.
  • Mắc các bệnh ung thư: Ung thư cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung hay ung thư buồng trứng,… đều là những căn bệnh nguy hiểm mà chị em phụ nữ ở độ tuổi trung dễ gặp phải. Các tế bào ung thư làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan sinh dục, gây ra tình trạng xuất huyết tử cung, chảy máu âm đạo một cách bất thường, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. 
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trên, phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh cũng có thể do tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai, bị hội chứng rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng thuốc kháng sinh điều trị các bệnh lý khác.
rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh 

Tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai gây ra rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh (Nguồn: Sưu tầm)

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là một trong những thay đổi về sinh lý tự nhiên của cơ thể phụ nữ không đáng lo ngại. Tình trạng này có thể gây thiếu máu, viêm nhiễm phụ khoa, khiến cơ thể mệt mỏi và lãnh cảm trong quan hệ tình dục. Tuy nhiên, trường hợp rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có kèm theo các biểu hiện bất thường sau đây thì chị em cần đến cơ sở y tế thăm khám và bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

  • Chảy máu nhiều bất thường, sử dụng nhiều miếng đệm hoặc băng vệ sinh trong một giờ.
  • Chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên hơn 3 tuần một lần.
  • Thời gian hành kinh kéo dài.
  • Chảy máu khi quan hệ tình dục hoặc giữa những kỳ kinh nguyệt.
  • Ngưng hành kinh trong 12 tháng liên tục và hiện đang ra máu trở lại.
  • Đau nhiều ở vùng bụng dưới và xương chậu khi có kinh.
rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh 

Đau nhiều vùng bụng dưới khi có kinh (Nguồn: Sưu tầm)

Cách khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh hiệu quả

Để các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh không gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng sống, chị em có thể tham khảo một số cách khắc phục tình trạng này dưới đây:

Ăn uống điều độ, có dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp chị em trải qua giai đoạn tiền mãn kinh một cách nhẹ nhàng, dễ chịu. Do đó, chị em cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ tiền mãn kinh như omega 3, omega 6, các loại vitamin và khoáng chất. Các dưỡng chất này có thể tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như củ xanh, trái cây, hải sản, ngũ cốc,...

Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh, chị em cũng nên hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm không tốt cho sức khỏe như bánh kẹo, nước ngọt, thức ăn chế biến sẵn, đồ uống chứa cồn hoặc các chất kích thích,...

rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh 

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể giúp giảm thiểu triệu chứng khó chịu của chu kỳ kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm)

Tập thể dục thể thao

Tập thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, tốt cho hệ thống xương khớp và ngăn ngừa loãng xương. Ngoài ra, tập thể dục đều đặn còn hỗ trợ máu tuần hoàn lưu thông tốt, giúp điều hòa tâm trạng ổn định và giảm triệu chứng khó chịu của chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, chị em nên tập các bộ môn nhẹ nhàng, phù hợp với độ tuổi và sức khỏe của mình như đi bộ, chạy bộ, yoga, ngồi thiền,… 

Ngủ đủ giấc

Ngoài việc tập luyện thường xuyên, ngủ đủ giấc cũng là giải pháp giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh rất hiệu quả. Chị em nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc 7 - 8 tiếng mỗi đêm để tâm trạng thoải mái, thư giãn và giảm cảm giác mệt mỏi. Nếu mất ngủ kéo dài, phái nữ nên sử dụng các biện pháp dân gian như uống trà gừng, trà sen,... để giúp giấc ngủ ngon hơn. Tránh việc sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc ngủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Làm việc có kế hoạch, ổn định

Làm việc quá sức, căng thẳng là nguyên nhân chính khiến các triệu chứng tiền mãn kinh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, nữ giới  nên có kế hoạch làm việc phù hợp, phân bổ thời gian nghỉ ngơi hợp lý để giảm thiểu những lo âu, stress,... tránh ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sức khỏe của bản thân.

Dành thời gian nghỉ ngơi, giữ tâm trạng thoải mái

Mệt mỏi, lo âu, stress kéo dài có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh. Chính vì thế, phụ nữ trong giai đoạn này cần giữ tâm trạng thoải mái, thư giãn, sống vui vẻ, lạc quan để cải thiện tâm trạng, góp phần giảm các triệu chứng mệt mỏi và khó chịu của chu kỳ kinh nguyệt. Bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn bằng cách xem phim, nghe nhạc, đọc sách, đi du lịch,…

rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh 

Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để cải thiện tâm trạng (Nguồn: Sưu tầm)

Hy vọng, những thông tin mà Kotex chia sẻ trên giúp cho chị em phụ nữ có thêm hiểu biết về rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh cũng như tìm được bí quyết phù hợp giúp thời kỳ mãn kinh trải qua nhẹ nhàng hơn. Nếu bạn lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình, có thể đến các cơ sở y tế thăm khám định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm.

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.