Có thai có kinh nguyệt không? Giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu

Rất nhiều chị em phụ nữ thắc mắc liệu khi có thai có kinh nguyệt không, đặc biệt là các mẹ chuẩn bị mang thai lần đầu. Hầu như ai cũng biết rằng, trong thời kỳ mang thai thì việc có kinh nguyệt là điều không thể xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số chị em sử dụng que thử thai báo kết quả 2 vạch nhưng vẫn có kinh. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng ra máu kinh khi đang mang thai? Hãy cùng Kotex tìm kiếm lời giải đáp trong bài viết sau đây nhé!

Khi có thai có kinh nguyệt không?

Sau khi trứng thụ tinh với tinh trùng sẽ di chuyển đến tử cung làm tổ. Khi đó, lớp niêm mạc bên trong tử cung sẽ dày lên nhằm tạo điều kiện cho trứng đã thụ tinh được bảo vệ trong suốt thời kỳ mang thai. Chính vì thế, khi phụ nữ đang mang thai sẽ không xuất hiện kinh nguyệt. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp khi phụ nữ mang bầu vẫn xuất hiện máu như hành kinh. Vậy hiện tượng có thai nhưng vẫn có kinh là do đâu?

Phân biệt máu kinh nguyệt và máu bào thai

Nhiều mẹ bầu thường hay nhầm lẫn giữa máu kinh nguyệt và máu báo thai nên nghĩ rằng khi mang thai vẫn sẽ có kinh nguyệt. Chị em phụ nữ nên phân biệt rõ sự khác nhau giữa hai loại này:

  • Máu kinh nguyệt: Có màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, thường xuất hiện trong khoảng 3 - 7 ngày. Máu có thể lẫn thêm các niêm mạc tử cung bị bong ra và có chất dịch nhầy hơi sệt.  
  • Máu báo thai: Trứng mới đầu làm tổ bên trong tử cung có thể gây vỡ một số mao mạch nhỏ và dẫn đến chảy một ít máu ra ngoài. Máu báo thai thường có màu hồng hoặc đỏ tươi, xuất hiện khá ít trong 1 - 2 ngày. 
có thai có kinh nguyệt không 

Máu báo thai có màu hồng hoặc đỏ tươi, xuất hiện từ 1 - 2 ngày (Nguồn: Sưu tầm)

Thời gian có kinh nguyệt trùng với thời gian thụ thai

Khi mang thai nhưng vẫn xuất hiện máu kinh nguyệt có thể là do thời điểm thụ thai trùng với thời điểm mà bạn có kinh. Lúc này, túi thai còn bé chưa thoát hết được toàn bộ buồng tử cung nên giữa niêm mạc tử cung và túi ối có một khoảng trống. Đến khi niêm mạc tử cung bị bong tróc sẽ dẫn đến hiện tượng chảy máu với lượng ít hoặc nhiều, thời gian ngắn hoặc dài tùy thuộc vào từng trường hợp và chỉ xảy ra ở giai đoạn đầu thai kỳ. Khi túi ối đã phát triển lớn hơn thì phụ nữ mới không còn gặp tình trạng chảy máu ở âm đạo.

Giải đáp hiện tượng có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt 

Nếu chị em vẫn còn băn khoăn có thai có kinh nguyệt không thì câu trả lời là KHÔNG. Kể từ lúc có thai,  phụ nữ sẽ không hành kinh bởi vì chu kỳ kinh nguyệt chỉ xảy ra khi trứng không gặp tinh trùng và thụ tinh. Nếu quá trình thụ tinh không xảy ra, lớp niêm mạc tử cung sẽ bắt đầu phân hủy và rụng ra khỏi cơ thể thông qua âm đạo. 

Trường hợp, trong 3 tháng đầu mang thai, các mẹ bầu thấy ra máu như khi đến ngày rất có thể mẹ đang gặp các vấn đề nguy hiểm như thai lưu, sảy thai, mang thai ngoài tử cung,... Vì vậy, khi thấy chảy máu âm đạo bất thường, các mẹ nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để các bác sĩ chuyên khoa có thể xác định chính xác nguyên nhân cũng như có biện pháp điều trị kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

có thai có kinh nguyệt không 

Chảy máu âm đạo bất thường trong 3 tháng đầu thai kỳ cần được thăm khám bác sĩ (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên nhân gây ra hiểu lầm có thai vẫn có kinh nguyệt

Sau khi tìm hiểu thông tin về việc có thai có kinh nguyệt không, chắc chắn chị em đã biết hiện tượng xuất huyết âm đạo trong thời gian mang thai không phải là kinh nguyệt. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo trong thời kỳ mang thai mà các mẹ bầu cần biết:

Tam cá nguyệt đầu tiên

Chảy máu âm đạo là hiện tượng phổ biến ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, dễ làm chị em hiểu lầm mình đang có kinh khi mang thai. Thực chất, đây là hiện tượng ra máu báo thai khi nhau thai đã bám vào tử cung thành công.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến chảy máu vùng âm đạo bất thường trong 3 tháng đầu của thai kỳ như thai lưu, thai bên ngoài tử cung, sảy thai hoặc xuất huyết ở bên dưới màng đệm.

có thai có kinh nguyệt không 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chảy máu vùng âm đạo trong 3 tháng đầu của thai kỳ (Nguồn: Sưu tầm)

Chảy máu âm đạo sau tuần thứ 20

Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và 3, nếu có chảy máu âm đạo cũng không phải là kinh nguyệt. Một số nguyên nhân gây chảy máu âm đạo sau tuần thai thứ 20 mà các mẹ bầu cần lưu ý: 

  • Viêm cổ tử cung hay polyp cổ tử cung: Các bệnh lý này có thể khiến cho thai phụ thấy xuất hiện máu âm đạo bất thường.
  • Nhau tiền đạo: Tình trạng nhau thai bám ở vị trí quá thấp dưới tử cung hoặc cổ tử cung bị che lấp gây xuất huyết âm đạo.
  • Sinh non hoặc chuyển dạ: Càng gần tới ngày dự sinh, cổ tử cung sẽ giãn nở và co lại để đẩy thai nhi xuống nên dẫn đến hiện tượng chảy máu lẫn chất nhầy ở vùng âm đạo. Nếu hiện tượng này xảy ra trước tuần 37 sẽ gọi là sinh non, còn sau tuần 37 thì là dấu hiệu sinh lý báo chuyển dạ.
  • Vỡ tử cung: Vùng tử cung bị đau đột ngột, âm đạo ra máu, mệt mỏi, choáng, buồn nôn,... Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời có thể gây ra tử vong.
  • Nhau thai bong non: Đây là hiện tượng rau bong sớm khỏi tử cung trước khi sổ thai, gây đau bụng và chảy máu âm đạo. 

Tình trạng có kinh nguyệt khi mang thai: Khi nào cần đi khám?

Trong trường hợp, nếu chị em phụ nữ gặp một số dấu hiệu bất thường sau đây kèm theo chảy máu âm đạo khi mang thai, cần phải đến bệnh viện ngay để được bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị kịp thời:

  • Vùng âm đạo có máu màu đỏ tươi và cần phải sử dụng băng vệ sinh
  • Âm đạo chảy máu nhiều và xuất hiện máu đông
  • Đau bụng dưới dữ dội
  • Mệt mỏi, chóng mặt hay ngất xỉu
  • Đau vùng xương chậu.

Bài viết trên của Kotex đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về vấn đề có thai có kinh nguyệt không. Hiện tượng chảy máu âm đạo khi mang thai khiến cho nhiều chị em nhầm lẫn máu của kinh nguyệt. Nếu nhận thấy bản thân có thai nhưng vẫn xuất huyết âm đạo một cách bất thường thì hãy lập tức đến bệnh viện để được thăm khám, tìm nguyên nhân chính xác và điều trị bệnh kịp thời.

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.