Cấy que tránh thai có kinh nguyệt không? Những điều cần biết

Cấy que tránh thai là một trong những phương pháp tránh thai phổ biến, hiệu quả được nhiều phụ nữ tin tưởng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, một câu hỏi thường gặp mà nhiều chị em thắc mắc là cấy que tránh thai có kinh nguyệt không? Hiểu rõ về tác động của phương pháp này đối với chu kỳ kinh nguyệt là điều quan trọng, không chỉ giúp bạn nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bản thân mà còn giúp bạn tự tin hơn trong quyết định lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp. Vậy hãy để Kotex trả lời chi tiết về câu hỏi của bạn thông qua bài viết sau đây!

Phương pháp cấy que tránh thai

Nhờ vào sự tiến bộ trong lĩnh vực y học, nhiều phương pháp tránh thai hiệu quả đã ra đời, bao gồm bao cao su, cấy que tránh thai, đặt vòng tránh thai và thuốc tránh thai. Trong số đó, cấy que tránh thai là lựa chọn được nhiều phụ nữ tin tưởng. Theo đó, các bác sĩ chuyên môn sẽ tiến hành cấy một que nhỏ chứa hormone dưới da của cánh tay không thuận. Que cấy phổ biến nhất hiện nay là Implanon, một thanh nhựa nhỏ chứa nội tiết tố.

Quy trình thực hiện rất đơn giản và nhanh chóng. Vì que cấy nằm ngầm dưới da, nên nó không gây ra bất kỳ bất tiện nào trong cuộc sống thường ngày. Nếu người dùng quyết định ngừng sử dụng, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ và dễ dàng lấy que cấy ra bằng dụng cụ chuyên dụng.

Ưu điểm

Một trong những lợi ích chính của phương pháp cấy que tránh thai là chị em sẽ có được hiệu quả tránh thai cao và kéo dài. Từ đó giúp ngăn chặn việc mang thai không mong muốn trong một khoảng thời gian đúng với nhu cầu của bản thân. Với que cấy Implanon, chỉ cần một lần cấy duy nhất có thể đảm bảo hiệu quả tránh thai trong vòng 3 năm. Điều này sẽ phần nào giúp chị em giảm bớt nỗi lo lắng về việc quên uống thuốc tránh thai hàng ngày, các biến chứng từ việc đặt vòng tránh thai hay các vấn đề về viêm nhiễm ở vùng kín.

Quy trình thực hiện phương pháp cấy que tránh thai cũng vô cùng nhanh chóng và đơn giản. Trước khi tiến hành, bạn sẽ được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để đánh giá tình trạng sức khỏe. Sau đó, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ, tiến hành cấy que vào vùng da dưới cánh tay. Toàn bộ quá trình cấy chỉ mất khoảng 3-4 phút.

Cấy que tránh thai cũng là phương pháp phù hợp với nhiều nhóm đối tượng, bao gồm phụ nữ đang cho con bú, những người mắc bệnh về tim mạch, nhiễm khuẩn ở bộ phận sinh dục hoặc những người không thể áp dụng phương pháp đặt vòng tránh thai.

Phương pháp cấy que tránh thai

Phương pháp cấy que tránh thai có được hiệu quả tránh thai cao và kéo dài (Nguồn: Tham khảo)

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, phương pháp cấy que tránh thai cũng có một số nhược điểm cần chị em lưu ý. 

Mọi phương pháp tránh thai đều có những hạn chế chế riêng, do đó việc cấy que tránh thai vào cơ thể cũng không ngoại lệ. Tùy vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng người, phương pháp này có thể làm xuất hiện một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như đau đầu, mệt mỏi, mụn trứng cá, căng ngực, tăng cân hoặc chu kỳ kinh nguyệt thay đổi thất thường dẫn đến hiện tượng rong kinh hay mất kinh. Theo dữ liệu thống kê, khoảng 33% phụ nữ sau khi cấy que tránh thai sẽ gặp phải vấn đề rối loạn kinh nguyệt.

Tác dụng phụ của cấy que tránh thai

Tác dụng phụ của cấy que tránh thai là tình trạng mất kinh (Nguồn: Tham khảo)

Cấy que tránh thai có kinh nguyệt không?

Nhiều phụ nữ thắc mắc liệu họ có còn kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai hay không. Câu trả lời là có thể có hoặc không. Một số người vẫn có kinh nguyệt bình thường, trong khi một số khác có thể gặp tình trạng không có kinh nguyệt. Điều này phụ thuộc vào cơ địa và cách cơ thể phản ứng với hormone trong que cấy.

Tình trạng không có kinh nguyệt (hay còn gọi là amenorrhea) là hiện tượng khá phổ biến ở những chị em sử dụng phương pháp này. Hormone progestin trong que cấy có thể làm mỏng lớp niêm mạc tử cung, từ đó dẫn đến việc không có kinh nguyệt.

Cấy que tránh thai không có kinh nguyệt có sao không?

Hormone progestin có trong que cấy tránh thai giúp ức chế rụng trứng bằng cách giải phóng liều lượng thấp vào cơ thể. Tương tự như các phương pháp tránh thai khác có chứa hormone, trong vòng 6 tháng đầu tiên sau khi cấy que, phụ nữ có thể gặp phải tình trạng vô kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt như lượng máu kinh giảm, chu kỳ kinh ngắn hơn hoặc rong kinh.

Một số phụ nữ cho rằng việc vô kinh sau khi cấy que tránh thai là bất thường và không tự nhiên. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, hiện tượng vô kinh này không phải là dấu hiệu của bệnh lý cũng không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào ví dụ như tích tụ máu kinh trong cơ thể. Que cấy tránh thai thường có thời gian hiệu lực từ 3-5 năm. Trong khoảng thời gian này, người phụ nữ có thể tháo que cấy bất kỳ lúc nào để kinh nguyệt trở lại bình thường. Ngay sau khi tháo que, khả năng mang thai sẽ được khôi phục.

Do đó, bạn không cần quá lo lắng nếu gặp phải tình trạng vô kinh hoặc kinh nguyệt ít hơn sau khi cấy que tránh thai. Tình trạng này thường sẽ giảm dần sau vài tháng đến một năm sử dụng que cấy.

Không có kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai

Không có kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai là hiện tượng bình thường ở phụ nữ (Nguồn: Tham khảo)

Tại sao cấy que tránh thai bị mất kinh?

Tình trạng mất kinh sau khi cấy que tránh thai vào cơ thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đầu tiên là do sự hoạt động của hormone nội tiết tố trong cơ thể. Khi que cấy đưa vào cơ thể, hormone sẽ được giải phóng từ từ, dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố, trong đó mức estrogen giảm thấp hơn so với progesterone. Điều này sẽ gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, cụ thể là tình trạng mất kinh. 

Thêm vào đó, que cấy tránh thai còn làm thay đổi cấu trúc của lớp niêm mạc bên trong tử cung, khiến cho lớp niêm mạc không bong tróc, do đó không có kinh nguyệt. Hơn thế nữa, việc thay đổi những thói quen sinh hoạt hằng ngày, chế độ nghỉ ngơi, ăn uống khiến cho cơ thể có dấu hiệu tăng cân hoặc giảm cân đột ngột cũng dẫn đến tình trạng mất kinh nguyệt.

Cuối cùng, nguyên nhân ít xảy ra nhất nhưng vẫn cần chị em chú ý chính là liên quan đến tay nghề và kỹ thuật của bác sĩ trong quá trình cấy que. Nếu không đảm bảo chất lượng que cấy hoặc sai kỹ thuật, các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt vẫn có thể xảy ra.

Lưu ý quan trọng khi cấy que tránh thai

Để đảm bảo quá trình cấy que tránh thai thành công cũng như mang lại cho chị em hiệu quả tối ưu, chị em nên ghi nhớ những lưu ý sau đây:

  • Xác định rõ ràng về kế hoạch mang thai từ hiện tại đến 3-5 năm tới trước khi quyết định cấy que.
  • Tránh cấy que nếu bạn có bệnh lý như ung thư vú, nghi ngờ ung thư vú, nổi ban đỏ hoặc tắc nghẽn phổi.
  • Trao đổi với bác sĩ nếu có tiền sử rối loạn kinh nguyệt như rong kinh, vô kinh để nhận được tư vấn phù hợp trước khi tiến hành.
  • Theo dõi sức khỏe hằng ngày sau khi cấy que và liên hệ bác sĩ ngay nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc tác dụng phụ nào xảy ra.
  • Chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện cấy que, đảm bảo an toàn và chất lượng dịch vụ.

Lưu ý quan trọng khi cấy que tránh thai

Theo dõi sức khỏe hằng ngày sau khi cấy que tránh thai (Nguồn: Tham khảo)

Cấy que tránh thai là một lựa chọn hiệu quả và tiện lợi cho nhiều chị em phụ nữ hiện nay. Mặc dù có thể gặp phải một số tác dụng phụ, nhưng hầu hết chị em đều hài lòng với phương pháp này. Tuy nhiên, việc hiểu rõ về những vấn đề liên quan đến cấy que tránh thai, bao gồm tình trạng kinh nguyệt cũng là yếu tố quan trọng không kém nhằm đưa ra được quyết định đúng đắn cho sức khỏe sinh sản của bạn. Thông qua bài viết, Kotex hy vọng có thể mang đến cho bạn câu trả lời đầy đủ nhất cho câu hỏi “cấy que tránh thai có kinh nguyệt không”. Đừng quên truy cập website Kotex để chọn ngay cho mình những sản phẩm băng vệ sinh chất lượng, để giúp “ngày ấy” của bạn được thoải mái hơn nhé.

Kimberly-Clark makes no warranties or representations regarding the completeness or accuracy of the information. This information should be used only as a guide and should not be relied upon as a substitute for professional medical or other health professional advice.