kinh-nguyet-co-mui-hoi

Kinh nguyệt có mùi hôi có phải dấu hiệu của bệnh lý không?

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Máu kinh có mùi gì?
  • Nguyên nhân kinh nguyệt có mùi hôi
  • Cách làm giảm mùi hôi kinh nguyệt
  •  

    Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý rất bình thường đối với con gái. Tuy nhiên kinh nguyệt có mùi hôi có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường của cơ thể như nhiễm nấm âm đạo, lội nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung hay âm đạo nhiễm khuẩn,... Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng kinh nguyệt có mùi hôi? Hãy cùng Kotex tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục kinh nguyệt có mùi hôi thông qua bài viết sau.

    Máu kinh có mùi gì?

    Máu kinh nguyệt là hỗn hợp bao gồm máu và niêm mạc tử cung xuất phát từ quá trình bong tróc, do đó máu kinh thường sẽ có mùi tanh của máu. Tuy nhiên, mùi này không quá gắt và hôi nồng khiến bạn cảm thấy khó chịu.

    Mùi của kinh nguyệt

    Kinh nguyệt có mùi gì? (Nguồn: Internet)

    Nguyên nhân kinh nguyệt có mùi hôi

    Kinh nguyệt có mùi hôi sẽ tùy thuộc vào thói quen sinh hoạt, môi trường sống và nhiều lý do khác. Nhưng thông thường sẽ xuất phát từ những nguyên nhân sau:

    Vệ sinh vùng kín chưa sạch sẽ, đúng cách

    Trong thời gian có kinh nguyệt, mỗi ngày cơ thể sẽ tiết ra một lượng máu vừa phải tạo môi trường ẩm ướt, đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Vì những lý do khác nhau mà nhiều cô nàng quên mất việc phải thường xuyên thay băng vệ sinh vùng kín, khiến cô bé trở nên nặng mùi.

    Vệ sinh vùng kín chưa sạch làm kinh nguyệt có mùi hôi

    Kinh nguyệt có mùi hôi do vệ sinh vùng kín chưa sạch (Nguồn: Internet)

    m đạo nhiễm khuẩn, mất cân bằng độ pH

    Về cơ bản, môi trường âm đạo có chứa cả vi khuẩn có lợi lẫn có hại. Vào những ngày bình thường, cơ thể có khả năng duy trì cân bằng độ pH nên vẫn kiểm soát được các vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, vào ngày đèn đỏ âm đạo sẽ có tính axit cao cùng với môi trường ẩm ướt do máu kinh tiết ra, vô tình tạo nên môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

    Đừng lo lắng, điều này có thể giải quyết nếu bạn vệ sinh vùng kín đúng cách. Nhưng kể cả khi đã vệ sinh sạch sẽ nhưng không khắc phục được kinh nguyệt có mùi hôi, có thể âm đạo của bạn đã bị nhiễm khuẩn. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc thụt rửa gây xước vùng kín, làm mất cân bằng độ pH hoặc quan hệ tình dục thiếu an toàn.

    Ngoài ra, khi mất cân bằng độ pH và âm đạo nhiễm khuẩn còn gây ra một số biểu hiện như sau:

    • m đạo ngứa, đau rát thường xuyên.
    • Có tiết dịch bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt.
    • Cảm giác đau rát, khó chịu khi đi tiểu.
    • Ngứa ran các vùng xung quanh.

    Nhiễm nấm âm đạo

    Các căn bệnh nấm âm đạo, viêm nhiễm vùng kín thường xuất phát từ nấm Candida, đây cũng là nguyên nhân khiến kinh nguyệt có mùi hôi. Thông thường, việc nhiễm nấm bắt nguồn từ việc quan hệ tình dục không an toàn, thụt rửa mạnh tay khiến âm đạo mất cân bằng độ pH và mặc quần lót bẩn cũng có thể là nguyên nhân khiến nhiễm nấm âm đạo.

    Điều này có thể làm âm đạo trở nên sưng đỏ, đau rát khi quan hệ hoặc xuất hiện nhiều khí hư có màu trắng đục. Cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời nếu xuất hiện những dấu hiệu trên.

    Nhiễm nấm âm đạo khiến kinh nguyệt có mùi hôi

    Nhiễm nấm âm đạo (Nguồn: Internet) 

    Nhiễm trùng roi Trichomonas

    Nhiễm trùng roi Trichomonas là một trong những lý do làm kinh nguyệt có mùi hôi, việc nhiễm trùng này chủ yếu do quan hệ không an toàn. Có kích thước từ 10-20 mm với độ rộng 7mm và có 5 đôi roi, trùng roi Trichomonas dễ dàng di chuyển, chỉ sống được trong cơ thể người và có thể bị tiêu diệt bởi nhiệt độ, môi trường khô.

    Không có dấu hiệu hay triệu chứng cụ thể nào khi nhiễm phải trùng roi Trichomonas, nhưng đôi lúc sẽ có các biểu hiện cơ thể sau:

    • Ngứa rát, sưng tấy vùng kín.
    • Khó chịu và đi tiểu nhiều lần, đau rát khi quan hệ.
    • Dịch âm đạo thay đổi bất thường, tiết nhiều khí hư có màu trong, trắng, ngả vàng hoặc ngả xanh, kèm theo là mùi tanh bất thường.

    Viêm cổ tử cung

    Khi nhiễm trùng âm đạo trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng viêm cổ tử cung. Do đó, kinh nguyệt có mùi hôi có thể liên quan đến việc cổ tử cung bị viêm nhiễm. Việc này khiến âm đạo tiết nhiều khí hư và có màu vàng, xanh, trắng đục như bã đậu kèm theo mùi hôi khó chịu.

    Viêm cổ tử cung có thể là nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt có mùi hôi

    Viêm cổ tử cung (Nguồn: Internet)

    Lạc nội mạc tử cung

    Nội mạc tử cung phát triển ở ngoài buồng tử cung và một số vị trí khác ở trong vùng chậu là chính là tình trạng của lạc nội mạc tử cung. Các mảng niêm mạc bị vỡ sẽ không di chuyển ngược lại lên buồng trứng hay chảy ra ngoài theo máu kinh mà ở lại trong tử cung trong một thời gian dài rồi mới chảy xuống vùng âm đạo. Máu sẽ bị oxy hóa và chuyển sang màu đen, làm kinh nguyệt có mùi hôi.

    Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

    Khi mắc bệnh lậu hay các bệnh lây truyền qua con đường tình dục khác sẽ làm xuất hiện các khí hư có màu bất thường, kèm theo kinh nguyệt có mùi hôi tanh gây khó chịu. Cùng với các triệu chứng đau bụng dữ dội, nổi mụn vùng kín, tiểu buốt hay đi tiểu nhiều lần,...

    Một số nguyên nhân khác

    Bên cạnh các nguyên nhân trên, còn có các nguyên nhân khác làm xuất hiện mùi khó chịu và ngày kinh nguyệt:

    • Tâm lý: Stress do công việc hay gặp nhiều vấn đề khác trong cuộc sống suốt thời gian dài, mất ngủ kéo dài,... Sẽ làm rối loạn kinh nguyệt, khiến máu lưu thông kém và gây ra hiện tượng kinh nguyệt có mùi.
    • Chế độ sinh hoạt bất thường: Hay ăn đồ cay nóng, sử dụng chất kích thích, uống rượu bia và đồ uống khác có cồn sẽ làm cơ thể tích tụ các độc tố cũng làm ảnh hưởng đến mùi của kinh nguyệt.
    • Phá thai hoặc sử dụng biện pháp tránh thai: Khi đã từng phá thai sẽ khiến cơ quan sinh sản chịu một tổn thương nặng nề, đồng thời sử dụng biện pháp tránh thai kém an toàn sẽ gây ra các bệnh về phụ khoa, kinh nguyệt có mùi hôi tanh.

    Cách làm giảm mùi hôi kinh nguyệt

    Thay băng vệ sinh thường xuyên

    Như đã nêu ở trên, máu kinh sẽ tạo một môi trường ẩm ướt ở vùng kín và dễ giúp vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Vì vậy nên thay băng trong khoảng thời gian từ 3-4 tiếng một lần để đảm bảo vùng kín luôn thông thoáng và sạch sẽ, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.

    Bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều sắt và tốt cho máu

    Trong thời gian có kinh nguyệt, cơ thể sẽ đột ngột mất đi một lượng chất sắt lớn. Vì vậy, nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt như: thịt bò, hải sản, trứng,... Và một số thực phẩm xanh khác như: rau củ, trái cây, nho khô, nước ép,...

    Nên ăn các loại sữa chua, nước ép từ dứa và táo sẽ rất tốt trong việc giảm mùi hôi kinh nguyệt. Đừng quên uống đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể, kinh nguyệt ổn định.

    Thực phẩm tốt cho ngày kinh nguyệt

    Thực phẩm tốt cho máu (Nguồn: Internet)

    Không lau vùng kín bằng khăn chứa cồn hoặc có mùi hương

    Sử dụng khăn chứa cồn hoặc có mùi hương sẽ làm mất cân bằng độ pH trong âm đạo. Đồng thời, vì có chứa cồn và hương liệu nên có thể sẽ tiêu diệt luôn cả các vi khuẩn có lợi ở vùng kín, làm mất cân bằng hệ vi khuẩn và tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng âm đạo.

    Không nên sử dụng băng vệ sinh có mùi hương

    Cũng như việc lau vùng kín bằng khăn chứa cồn hoặc có hương liệu, khi sử dụng băng vệ sinh có mùi hương sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trong âm đạo. Đồng thời các loại băng vệ sinh này có chứa chất độc hại như benzen, este,... không hề an toàn cho cô bé. Sử dụng một thời gian dài có thể khiến vi khuẩn sinh sôi, da cô bé bị kích ứng, mẩn đỏ,...

    Đồng thời bạn cũng nên lựa chọn băng vệ sinh có thương hiệu rõ ràng, uy tín, chất lượng để bảo vệ vùng kín được khỏe mạnh, tránh được các vấn đề không đáng có.

    Nếu đang trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể sử dụng băng vệ sinh Kotex Khô Thoáng với công nghệ chống tràn nhờ rãnh Deep - Lock và lõi 3D siêu thấm, thiết kế siêu mỏng, khô thoáng, giải quyết vấn đề kinh nguyệt có mùi hôi tanh, tăng độ thoải mái trong những ngày đèn đỏ.

    Vào ngày thường, bạn cũng có thể dùng đến băng vệ sinh Kotex Hàng Ngày Kháng Khuẩn với trang bị màng kháng khuẩn chứa hoạt chất Chitosan giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn lên đến 99%, nhờ đó mùi hôi được kiểm soát dễ dàng.

    Không nên sử dụng băng vệ sinh có mùi hương

    Không sử dụng băng vệ sinh có mùi hương (Nguồn: Internet)

    Vệ sinh vùng kín đúng cách

    Nên tắm rửa thường xuyên, ít nhất 1 lần/ngày để đảm bảo cơ thể luôn sạch sẽ. Đồng thời, không dùng tay hoặc xà phòng thụt rửa sâu bên trong âm đạo, chỉ nên dung dịch vệ sinh hoặc nước để vệ sinh bên ngoài vùng kín. Đảm bảo cô bé luôn được giữ vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng để tránh vi khuẩn phát triển và gây mùi hôi khó chịu.

    Thăm khám phụ khoa định kỳ

    Nên thường xuyên thăm khám phụ khoa định kỳ tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để theo dõi tình trạng sức khỏe của cô bé. Đây cũng là cách khiến bạn dễ dàng phát hiện ra các bệnh về phụ khoa, bởi những căn bệnh này đôi khi không có triệu chứng cụ thể, rõ ràng và khó có thể phát hiện. Vì vậy thăm khám thường xuyên sẽ giúp bạn yên tâm hơn về vấn đề sức khỏe của cô bé và có thể chữa trị kịp thời khi được phát hiện.

    Trên đây là những thông tin về vấn đề kinh nguyệt có mùi hôi. Hy vọng bài viết này cũng đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng khó chịu trên. Nếu có nhu cầu tìm mua các sản phẩm băng vệ sinh Kotex chính hãng cho những ngày đèn đỏ đừng quên truy cập website chính thức Kotex để mua những sản phẩm chất lượng.

    Tự hào là một phần của tập đoàn Kimberly-Clark với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Kotex là người bạn đồng hành thân thiết của phụ nữ ở hơn 175 quốc gia. Trong đó, dòng sản phẩm mới Kotex Max Cool French Spa được đông đảo người tiêu dùng ưa thích với đặc tính mát lạnh êm lên đến 5h và nhẹ hương lavender tinh tế mang đậm chất Pháp.

    Với Kotex, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng băng vệ sinh chất lượng, mà còn xây dựng một cộng đồng phụ nữ mạnh mẽ và tự tin. Kotex còn rất nhiều sản phẩm phù hợp với mỗi nhu cầu khác biệt tại đây:

    Bài viết liên quan