Chữa Bệnh Lậu Ở Đâu Và Những Điều Cần Biết

Chữa Bệnh Lậu Ở Đâu Và Những Điều Cần Biết

Các bạn gái có biết bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến hàng đầu trên thế giới, trong đó có Việt Nam? Đa số các bạn gái khi mắc bệnh thường cảm thấy e ngại, trốn tránh, dẫn đến không điều trị kịp thời và để lại những hậu quả nghiêm trọng. Vậy nên chữa bệnh lậu ở đâu? Xét nghiệp bệnh lậu diễn ra thế nào? Hay điều trị bệnh lậu bao lâu thì khỏi? Cùng Kotex tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do nhiễm vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Vi khuẩn này sẽ thâm nhập vào màng nhầy của đường sinh sản, bao gồm cổ tử cung, tử cung và ống dẫn trứng ở phụ nữ và niệu đạo ở phụ nữ và nam giới. Ngoài ra, vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae cũng có thể thâm nhập vào các vùng miệng, cổ họng, mắt và trực tràng gây viêm nhiễm. 

Tham khảo: Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu phổ biến như thế nào?

Đây là một căn bệnh truyền nhiễm rất phổ biến trên thế giới. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ước tính rằng mỗi năm có khoảng 1,14 triệu ca người nhiễm bệnh lậu ở Hoa Kỳ và trong đó có đến 50% là những người trẻ có độ tuổi từ 15 -24. Trong năm 2018, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thông báo có 583.405 trường hợp mắc bệnh lậu.

Tham khảo: Khí Hư Màu Vàng Cảnh Báo Bệnh Gì?

Đâu là con đường lây nhiễm bệnh lậu?

Con đường lây nhiễm bệnh lậu phổ biến nhất chính là quan hệ tình dục bằng cơ quan sinh dục, miệng hoặc hậu môn với bạn tình đã bị nhiễm bệnh. Hơn nữa, các bạn gái cần biết rằng, cho dù trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn, đối phương có xuất tinh hay không cũng có nguy cơ nhiễm bệnh. Bệnh lậu còn có thể lây lan từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Ngoài ra, bệnh lậu cũng có thể lây truyền qua một số con đường khác như: máu, dịch, vệ sinh chung,…

Tham khảo: Những Bệnh Lây Qua Đường Tình Dục Phổ Biến Nhất

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lậu là gì?

Hầu hết các bạn gái mắc bệnh lậu thường không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Ngay cả khi có triệu chứng, nó cũng không rõ ràng, dẫn đến việc các bạn gái thường hay nhầm lẫn với dấu hiệu của căn bệnh nhiễm trùng bàng quang hay âm đạo. Các triệu chứng nhiễm bệnh ban đầu thường gặp như là khó tiểu tiện, tăng âm đạo xuất tiết hoặc chảy máu âm đạo giữa các chu kỳ kinh nguyệt. Các bạn gái mắc bệnh lậu thường có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng do nhiễm trùng gây ra.

Ngoài ra, bệnh lậu khi biến chứng nghiêm trọng có thể gây nhiễm trùng trực tràng khiến cả nam và nữ giới bị xuất tiết, ngứa hậu môn, đau nhức, chảy máu hoặc đau ruột. Nếu biến chứng nặng dẫn đến nhiễm trùng họng sẽ xuất hiện tình trạng gây đau họng.

Lưu ý, sau khi đã điều trị thành công nhưng vẫn tiếp tục quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh lậu thì các bạn vẫn có nguy cơ cao bị tái nhiễm nhé!

Tham khảo: Mụn rộp sinh dục

Chữa bệnh lậu ở đâu?

Hiện nay, các bệnh viện phụ sản đều có dịch vụ điều trị các căn bệnh xã hội này. Tuy nhiên, chất lượng ở mỗi cơ sở y tế sẽ không đồng đều, đặc biệt là khi gần đây có nhiều địa chỉ bị phát giác là không đảm bảo. Vì vậy, nếu không tìm hiểu kỹ, các bạn gái sẽ rất khó có thể xác định được đâu mới thực sự là địa chỉ khám bệnh lậu uy tín. Để biết nên chữa bệnh lậu ở đâu, các bạn gái có thể tham khảo một số cơ sở uy tín dưới đây:

-Bệnh viện da liễu Trung Ương (Hà Nội)

-Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)

-Bệnh viện da liễu Hà Nội

-Bệnh viện quân y 103 (Hà Nội)

-Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

-Bệnh viện da liễu TP.HCM

-Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM

Đây là những địa điểm y tế có đủ cơ sở pháp lý, được Bộ Y Tế cấp giấy phép hoạt động và xác nhận chất lượng dịch vụ, năng lực khám chữa bệnh đảm bảo.

Điều trị bệnh lậu như thế nào?

Điều trị bệnh lậu bao lâu thì khỏi hay chữa bệnh lậu trong bao lâu? Hiện nay, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị điều trị kép (tức là sử dụng hai loại thuốc) để điều trị bệnh lậu. Thuốc trị bệnh lậu của mỗi người sẽ không giống nhau, tùy thuộc vào tình trạng và sức khỏe của người bệnh. Mặc dù thuốc có tác dụng ngăn chặn sự lây nhiễm nhưng nó sẽ không thể khắc phục bất kỳ thiệt hại vĩnh viễn nào do bệnh gây ra. Khả năng kháng thuốc của vi khuẩn bệnh lậu là vấn đề đang được quan tâm và cũng là nguyên nhân khiến cho việc điều trị bệnh trở nên ngày càng khó khăn hơn.

Quy trình điều trị:

-Chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý

-Điều trị cho người bệnh và người lây bệnh

-Thử huyết thanh chẩn đoán giang mai và HIV để phát hiện các bệnh kèm theo

Phương pháp điều trị:

Hiện nay, các bác sĩ thường sử dụng phương pháp điều trị bằng thuốc Ceftriaxone (Rocephin) do tình trạng vi khuẩn kháng thuốc xảy ra với các loại thuốc khác. Ngoài ra, có thể sử dụng Ceftriaxone sử dụng kết hợp với Azithromycin hoặc Doxycycline. Tuy nhiên, một số loại khuẩn lậu đã bắt đầu có biểu hiện kháng lại phương pháp điều trị này, khiến cho việc chữa bệnh lậu càng ngày càng khó khăn hơn.

-Điều trị lậu không biến chứng

-Ceftriaxone (rocephin) 250mg tiêm bắp liều duy nhất.

-Spectinomycine (trobicin) 2g liều duy nhất.

-Ciprofloxacine 500mg uống liều duy nhất.

Theo dõi sau điều trị:

Nếu điều trị đúng sẽ hết các khối tiểu mủ sau 2-3 ngày. Cảm giác tiểu buốt sẽ giảm sau ngày đầu và biến mất hoàn toàn sau 3-5 ngày. Chỉ chẩn đoán khỏi bệnh khi 2 lần cấy liên tiếp đều có kết quả âm tính hoặc không xuất hiện tình trạng tiết dịch niệu đạo khi được kích thích.

Tham khảo: Nấm Candida có thể chữa dứt điểm không? Cách điều trị nấm Candida tại nhà

Ai nên xét nghiệm bệnh lậu?

Khi có các triệu chứng như tiết nhiều dịch, nóng rát khi đi tiểu, lở loét bất thường hoặc phát ban thì bạn nên ngừng quan hệ tình dục và gặp bác sĩ thăm khám sức khỏe.

Ngoài ra, bất cứ ai có quan hệ bằng miệng, hậu môn hoặc âm đạo gần đây với đối tượng được chẩn đoán mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục thì nên đến bệnh viện để được kiểm tra và xét nghiệm bệnh lậu nếu cần thiết.

Các bạn gái vẫn nên xét nghiệm bệnh lậu ngay cả khi không có triệu chứng hoặc không nghi ngờ đối phương mắc bệnh lậu. Bất cứ ai tham gia hoạt động tình dục đều nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị hàng năm nên có các cuộc kiểm tra bệnh lây truyền qua đường tình dục cho tất cả phụ nữ dưới 25 tuổi có quan hệ tình dục và phụ nữ lớn tuổi có các yếu tố nguy cơ mắc các căn bệnh này.

Phòng tránh bệnh lậu như thế nào?

Sử dụng biện pháp quan hệ tình dục an toàn bằng bao cao su latex chính là cách giúp các bạn gái có thể  giảm nguy cơ lây truyền bệnh lậu.

Bài viết trên khái quát một số thông tin về việc chữa bệnh lậu ở đâu và những điều cần biết.