Hiểu đúng về màng trinh và dấu hiệu mất trinh

Âm hộ hay cửa mình là gì? Những điều cần biết về âm hộ và âm đạo?

Âm hộ đóng vai trò rất quan trọng trong chức năng sinh sản cũng như chức năng sinh lý  của nữ giới. Vậy cấu tạo của âm hộ như thế nào? Chức năng sinh lý cũng như sinh sản của âm hộ là gì? Bài viết dưới đây Kotex sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc này.

Âm hộ là gì? Âm hộ có phải là âm đạo?

Âm hộ và âm đạo là hai bộ phận hoàn toàn khác nhau. Âm đạo nằm sâu bên trong cơ thể trong khi âm hộ bao gồm cả khu vực tam giác ngược mà mỗi sáng bạn phải làm vệ sinh. Âm hộ có liên quan đến mọi cấu trúc bên ngoài và là điểm kết nối của cơ quan sinh dục nữ trong quá trình sinh sản. Có thể ví âm hộ là cơ quan sinh dục ngoài và âm đạo là cơ quan sinh dục trong.

Âm hộ là gì

Âm hộ là cơ quan sinh dục ngoài (Nguồn: Sưu tầm)

Cấu tạo âm hộ

Âm hộ hay còn gọi là cửa mình có cấu tạo gồm:

  • Xương mu.

  • Môi lớn gồm các nếp gấp phía ngoài.

  • Môi bé gồm các nếp gấp phía trong.

  • Phần ngoài âm vật gồm quy đầu âm vật và mui âm vật.

  • Lỗ niệu đạo.

  • Cửa vào âm đạo.

  • Màng trinh.

>> Tham khảo: Khí hư màu vàng, trắng đục… cho biết gì về cô bé?

Chức năng của âm hộ

Âm hộ là “cửa mình” có thể che chắn, bảo vệ hệ thống cơ quan sinh dục, sinh sản quan trọng của nữ giới như môi lớn, môi bé, âm vật, âm đạo, tử cung,… Khi quan hệ tình dục, chức năng của âm hộ là tiết ra các tuyến nhờn, tuyến dịch âm đạo hỗ trợ cho quá trình quan hệ thuận lợi hơn.

Các chất nhờn tiết ra từ các cơ quan bên trong âm hộ sẽ giúp làm sạch vùng kín, ngăn chặn các loại vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Thông qua đường âm đạo, các bác sĩ phụ khoa có thể khám cơ quan sinh dục trong và ngoài của nữ giới để đánh giá tình trạng sức khỏe phụ khoa và xác định ngày rụng trứng chính xác.

>> Tham khảo: Màng Trinh Là Gì Và Cách Nhận Biết Màng Trinh Còn Hay Rách

Âm hộ thay đổi thế nào khi đến tuổi dậy thì?

Ở tuổi dậy thì, các bộ phận liên quan đến sinh sản, bao gồm cả âm hộ sẽ thay đổi để đáp ứng được sự phát triển hormone estrogen và các yếu tố kích thích khác trong cơ thể. Bắt đầu xuất hiện lông mu. Số lượng, độ dài và độ xoăn sẽ tăng theo thời gian. Môi nhỏ phát triển và mở rộng hơn.

Âm hộ cũng có những thay đổi về màu sắc. Đối với bạn gái trưởng thành, âm hộ thường có màu hồng nhạt, nâu đỏ hoặc nâu đậm.

Âm hộ bình thường và bất thường

Âm hộ bình thường

Tùy theo cơ địa mỗi người mà kích thước cũng như hình dáng sẽ khác nhau. Đối với âm hộ nhỏ, môi lớn có chiều rộng khoảng ¼ inch, còn đối với âm hộ lớn thì có thể khoảng 2 inch. Một vài trường hợp khá đặc biệt là môi bé bên to bên nhỏ. Tuy nhiên, tất cả những điều này là hoàn toàn bình thường.

Âm hộ bất thường

Nếu bạn gái nhận thấy âm hộ có những biểu hiện bất thường thì cần đến bệnh viện hoặc phòng khám để nhờ sự tư vấn của bác sĩ. Một số vấn đề bạn cần quan tâm như sự thay đổi về màu âm hộ (xuất hiện đốm đen, đổi sang màu đỏ hoặc màu sáng). Âm hộ có nốt ruồi hoặc bị sưng gây cảm giác ngứa, rát, đau.

Cấu tạo âm hộ

Tùy theo cơ địa mỗi người mà kích thước, hình dáng âm hộ sẽ khác nhau (Nguồn: Sưu tầm)

Ngứa âm hộ

Tình trạng ngứa vùng kín không còn xa lạ với các chị em phụ nữ. Đây được xem là loại bệnh phụ khoa phổ biến đến mức hầu hết phụ nữ ai cũng trải qua một lần trong đời. Tình trạng ngứa âm hộ không được xem là một bệnh lý riêng biệt mà là triệu chứng chung do nhiều vấn đề liên quan đến bệnh phụ khoa.

Nguyên nhân gây ngứa âm hộ

  • Vấn đề vệ sinh: Nếu âm đạo, âm môi không được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày hoặc thói quen thụt rửa quá mạnh vào sâu bên trong âm đạo sẽ dẫn đến tình trạng ngứa dữ dội. 

  • Tâm lý, stress: Những áp lực, stress trong công việc, cuộc sống hằng ngày khiến cho chị em luôn trong tình trạng mệt mỏi. Từ đó khiến cho hệ miễn dịch dần trở nên suy yếu cộng với nồng độ pH ở môi trường sinh dục thay đổi sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập và phát triển, gây ra các triệu chứng như ngứa, đau rát hoặc sưng vùng kín,…

  • Trang phục: Các bạn nữ mặc quần lót quá chật hoặc quá ôm sát vùng kín cũng có thể gây ra tình trạng ngứa cơ quan sinh dục. Ngoài ra, quần lót thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt cũng có thể dẫn đến tình trạng ngứa âm hô.

  • Các hóa chất gây kích ứng da: Vùng da ở bộ phận sinh dục nữ giới khá nhạy cảm, do đó việc sử dụng các hóa chất không phù hợp có thể gây kích ứng da, ngứa âm hộ. Các hóa chất gây kích ứng da có thể là dung dịch vệ sinh phụ nữ, sữa tắm, nước làm thơm vùng kín, thuốc tránh thai, băng vệ sinh,…

  • Mãn kinh: Khi phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh, lượng Estrogen giảm sẽ khiến cơ quan sinh dục bị khô, nứt nẻ, gây ra ngứa rát. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân gây ngứa âm hộ như rối loạn nội tiết tố, nguồn nước hay chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Cách điều trị ngứa âm hộ

  • Hạn chế gãi để tránh làm trầy xước, tổn thương âm môi khiến tình trạng ngày càng nặng hơn.

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày bằng nước sạch, hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh. Đặc biệt là cần phải giữ sạch sẽ vùng kín vào thời kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ. 

  • Vệ sinh vùng kín bằng nước muối, nước lá chè xanh tươi, lá trầu không là phương pháp trị ngứa âm hộ được nhiều người áp dụng.

  • Nên thường xuyên thay đồ lót, không sử dụng đồ bẩn, ẩm ướt hay đồ quá chật. 

  • Hạn chế quan hệ tình dục để tránh làm tổn thương vùng kín khiến bệnh nặng hơn. Đồng thời hạn chế truyền nhiễm đối với những bệnh viêm nhiễm có tính lây lan.

  • Bổ sung nhiều vitamin, sinh hoạt lành mạnh để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Ngứa âm hộ

Ngứa âm hộ do nhiều nguyên nhân gây ra (Nguồn: Sưu tầm)

Viêm âm hộ - âm đạo

Tình trạng viêm âm hộ – âm đạo thường gây ra các triệu chứng như ngứa, nóng rát, khó chịu và ra dịch âm đạo bất thường.

Nguyên nhân gây viêm âm hộ

  • Viêm âm hộ do các loại vi khuẩn gây ra khoảng 22% – 50%.

  • Phụ nữ bị viêm âm hộ do nấm khoảng 7 – 39%, thường gặp là nấm Candida albicans.

  • Ngoài ra, tình trạng viêm âm hộ cũng có thể do Trichomonas vaginalis (trùng roi âm đạo), tỷ lệ khoảng 4 – 35%.

Phương pháp điều trị viêm âm hộ

Điều trị viêm âm hộ – âm đạo do nấm Candida không biến chứng chủ yếu là hai nhóm thuốc imidazol và Nystatin. Cách dùng của thuốc như sau:

  • Đặt âm đạo: Miconazole, Clotrimazole, Econazol, Nystatin.

  • Uống: Fluconazole, Itraconazole.

  • Bôi: Clotrimazole.

Trong đó, đặt âm đạo là phương pháp điều trị phổ biến nhất bởi đường uống có liên quan đến nguy cơ tăng men gan. Bên cạnh đó, các bác sĩ phụ khoa có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc rửa âm hộ như Natri hydrocarbonat 5%, Povidone iodine 10%. Các loại thuốc Fluconazole liều thấp và Nystatin có thể sử dụng an toàn trong thai kỳ.

Đối với viêm âm hộ – âm đạo có biến chứng, bác sĩ chuyên khoa cần xác định các yếu tố nguy cơ. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định nuôi cấy định danh loài Candida và làm kháng sinh đồ nấm.

Sự thay đổi ở âm hộ trong từng giai đoạn của cuộc đời

Khi mang thai

Trong thời kỳ mang thai, nồng độ hormone estrogen và progesterone tăng lên, lưu lượng máu đến vùng âm đạo nhiều hơn, khiến cho âm hộ của phụ nữ bị sưng. Màu da tại âm hộ và lỗ âm đạo có khả năng bị sẫm đi. 

Âm hộ thay đổi khi mang thai

Trong thời kỳ mang thai âm hộ sẽ có sự thay đổi (Nguồn: Sưu tầm)

Sau khi mang thai

Trong quá trình sinh nở, vùng đáy chậu của phụ nữ giãn ra để phù hợp với kích thước đầu em bé. Lúc này, da và các mô ở vùng đáy chậu sẽ bị rách. Vết rách nhỏ có thể tự lành sau sinh mà không cần phải khâu lại, nhưng với vết rách lớn thì cần đến sự trợ giúp của phẫu thuật. Ngoài ra còn có một vấn đề khác có thể xảy ra sau khi sinh đó là khô âm đạo, nhất là trong thời gian cho con bú.

Thời kỳ mãn kinh

Khi phụ nữ đến giai đoạn mãn kinh thường bị suy giảm nồng độ estrogen làm ảnh hưởng đến âm đạo và đường tiết niệu. Theo thời gian, niêm mạc âm đạo trở nên khô hơn và dần mất đi sự đàn hồi, đồng thời khiến cho niêm mạc đường tiết niệu bị mỏng hơn.

Những điều cần biết về âm đạo

Âm đạo là gì và nằm ở đâu?

Tính từ ngoài vào tiếp theo sau cửa mình sẽ là âm đạo. Âm đạo là một ống rỗng, thành ống là niêm mạc, dài 8 - 10 cm ở trạng thái bình thường, có khả năng co giãn rất tốt.

Cấu tạo của âm đạo

Âm đạo có cấu tạo gồm phần mô và ống của bộ phận sinh dục nữ. Phần ống này bắt đầu từ âm hộ kéo dài đến tử cung. Nhìn chung, cấu tạo cơ bản của âm đạo gồm 3 lớp:

  • Lớp thành âm đạo có cấu tạo hình lưới, trơn, có nhiều niêm mạc và các mô cơ sinh học. Phần mô cơ này chứa rất nhiều dây thần kinh.

  • Lớp tiếp theo gồm một lớp cơ tròn nội mô yếu và một lớp cơ có cấu tạo bên ngoài theo chiều dọc chắc chắn hơn. Khi sinh nở hoặc quan hệ, hệ thống lớp cơ này co bóp mạnh hơn bình thường.

  • Lớp thứ ba gồm các mô có chứa mạch máu liên kết yếu và một lớp mô liên kết bên ngoài. Bên cạnh đó, còn có thêm mạch bạch huyết và các dây thần kinh. Những phần này về sau sẽ trở thành các cơ quan ở vùng chậu.

Do khả năng giãn nở của âm đạo rất tốt nên về mặt kích thước, bộ phận này không có con số chính xác. Chiều dài âm đạo khoảng 7-8cm khi ở trạng thái bình thường, tuy nhiên, âm đạo có thể dài đến 11cm nếu như được kích thích.

Kích thước này còn phụ thuộc vào độ kích thích hay độ tuổi của mỗi bạn gái. Đối với bạn gái chưa quan hệ thì chiều dài chỉ khoảng 1,5cm. Đối với phụ nữ khi sinh em bé thì âm đạo có thể co giãn đến 10cm.

>> Tham khảo: Giải mã kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì

Chức năng của âm đạo

Âm đạo có rất nhiều chức năng. Bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh sản và sinh lý của phụ nữ. Những chức năng chính của âm đạo:

  • Là bộ phận chính để hỗ trợ bạn gái trong việc sinh sản và quan hệ tình dục. Để việc thụ tinh tự nhiên, mang thai và sinh nở được diễn ra bình thường, âm đạo được cấu tạo cho phép co giãn và đàn hồi rất tốt.

  • Là nơi kinh nguyệt được tiết ra khi đến kỳ kinh của bạn gái

  • Khi quan hệ, âm đạo sẽ có độ ẩm cao khi được kích thích, thành niêm mạc sẽ tạo ra các chất nhờn giúp giảm ma sát để tránh tình trạng đau rát khi dương vật xâm nhập. Ngoài ra, chất nhờn cũng giúp làm sạch âm đạo, ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn gây ra các bệnh phụ khoa.

  • Các bác sĩ có thể khám cơ quan sinh dục của bạn gái thông qua đường âm đạo. Từ đó có thể đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như dự tính được ngày rụng trứng.

Bảo vệ sức khỏe sinh sản

Để giúp các bạn gái phòng ngừa được các bệnh phụ khoa nói chung và các bệnh về âm đạo nói riêng, các bạn cần thay đổi lối sống để cải thiện việc vệ sinh, chế độ sinh hoạt và thành phần dinh dưỡng hàng ngày. Một số hoạt động có thể kể đến:

  • Bổ sung chất xơ và vitamin C trong bữa ăn hàng ngày

  • Không nên thức khuya, nghỉ ngơi hợp lý, tránh xa các tác nhân gây căng thẳng

  • Tập luyện thể thao để tăng cường thể lực và sức đề kháng

  • Quan hệ tình dục an toàn. Bạn và đối phương nên dùng các biện pháp phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.

  • Thường xuyên vệ sinh vùng kín, tắm rửa và thay đồ lót hàng ngày.

  • Khám phụ khoa định kỳ tại các phòng khám hay trung tâm y tế uy tín để theo dõi và điều trị kịp thời. Thời gian khám khuyến cáo là 6 tháng 1 lần.

Bảo vệ sức khỏe sinh sản

Thường xuyên vệ sinh vùng kín để tránh tình trạng viêm nhiễm (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo: Tìm hiểu cách điều trị bệnh huyết trắng

Tóm lại, cửa mình, hay còn gọi là âm hộ, là bộ phận bên ngoài của cơ quan sinh dục nữ, bao gồm nhiều bộ phận trong khi âm đạo là bộ phận bên trong của cơ quan sinh dục. Phân biệt cửa mình và âm đạo giúp bạn gái chăm sóc cơ thể tốt nhất, luôn giữ cho cô bé luôn sạch sẽ và khỏe mạnh. Đừng quên sử dụng sản phẩm băng vệ sinh Kotex để đảm bảo sự an toàn cho những kỳ nguyệt san nhé!

>> Tham khảo thêm: