tre-kinh-nhung-khong-co-dau-hieu-mang-thai

Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai do đâu?

Chu kỳ kinh nguyệt là căn cứ rõ ràng cho việc xác định bạn đã mang thai hay chưa. Trễ kinh có thể là một dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp các bạn gái, chậm kinh 5 ngàytrễ kinh 1 tuần không có dấu hiệu mang thai, trễ kinh 10 ngày nhưng không có dấu hiệu mang thai.  Cùng Kotex tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai trong bài viết này nhé. 

>> Tham khảo:

Như thế nào gọi là trễ kinh?

Trễ kinh là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn so với bình thường. Ở phụ nữ khỏe mạnh, chu kỳ kinh nguyệt thường dao động từ 28 - 32 ngày, thời gian hành kinh trung bình 3-7 ngày. Nếu bạn chậm kinh 5 ngày trở lên thì đó là dấu hiệu bất thường. Hầu hết trong cuộc đời phụ nữ ai cũng từng có vài lần trễ kinh, đặc biệt là giai đoạn khi mới bắt đầu có kinh nguyệt và tiền mãn kinh. 

Vì vậy, khi tình trạng trễ kinh chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và không kéo dài nhiều tháng thì bạn cũng không cần phải lo lắng.

Tuy nhiên, nếu tình trạng trễ kinh diễn ra liên tục và trong thời gian dài, kèm theo đó là các dấu hiệu bất thường thì bạn không nên chủ quan. Trong trường hợp này, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế, bệnh viện để thăm khám, nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

>> Tham khảo thêm: Trễ kinh bao lâu thì có thai?

Trễ kinh kéo dài gây ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống hàng ngày của chị em phụ nữ

Trễ kinh kéo dài gây ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống hàng ngày của chị em phụ nữ (Nguồn: Sưu tầm)

Làm thế nào phân biệt trễ kinh nhưng không phải có thai?

Để phân biệt được sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai, bạn nữ cần lưu ý những dấu hiệu sau: 

Không có máu báo thai

Trong quá trình thai làm tổ, các mạch máu trong tử cung bị vỡ ra xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo hay còn gọi là máu báo thai. Ta dựa vào màu sắc để nhận biết đây là máu báo thai hay máu kinh nguyệt. Máu báo thai có màu hồng nhạt hoặc nâu sẫm và chỉ ra một lượng ít trong khoảng từ 1-2 ngày. Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều nhưng máu âm đạo không có dấu hiệu trên thì đó gọi là trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai

>> Tham khảo thêm: Phân Biệt Có Kinh Trễ Và Mang Thai?

Phân biệt giữa máu kinh nguyệt và máu báo thai

Phân biệt giữa máu kinh nguyệt và máu báo thai  (Nguồn: Sưu tầm)

Không có các triệu chứng thai nghén

  • Không ốm nghén: Các triệu chứng đặc thù của ốm nghén mà phụ nữ có thai thường gặp như: buồn nôn, chán ăn, nhạy cảm với mùi, mệt mỏi, thay đổi khẩu vị,... xuất hiện vào tuần thứ 2 - 8 của thai kỳ và biến mất vào tuần thứ 14. Nếu nữ giới không có những biểu hiện trên thì đây là trễ kinh chứ không phải mang thai. 

  • Không căng tức vú: Sau khi thụ thai được 1-2 tuần, phần ngực của phụ nữ thường có dấu hiệu bị căng tức, thâm đen, xung quanh nổi nhiều gai gạo. Lúc này, các nàng sẽ cảm thấy đau nhức khi chạm vào ngực, đặc biệt là ở đầu ti. Trong trường hợp chị em không xuất hiện tình trạng căng tức ngực, chứng tỏ nàng đang gặp tình trạng trễ kinh nhưng không có thai.

>> Tham khảo: Kinh Nguyệt Ra Ít Nhưng Kéo Dài Có Nguy Hiểm Không?

Những dấu hiệu mang thai là buồn nôn, căng tức ngực, nhạy cảm với mùi

Những dấu hiệu mang thai là buồn nôn, căng tức ngực, nhạy cảm với mùi,... (Nguồn: Sưu tầm)

Que thử thai cho kết quả không có thai

Hormone HCG được tiết ra khi thai bắt đầu làm tổ trong tử cung. Để phát hiện sự tồn tại của hormone này trong nước tiểu thì chị em nên sử dụng que thử thai để cho kết quả chính xác. Nếu trễ kinh 1 vài tuần nhưng kết quả que thử thai 1 vạch thì có nghĩa chị em bị trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai

>> Tham khảo: Bị Trễ Kinh Ra Máu Nâu Thử Que 1 Vạch Nói Lên Điều Gì?

Que thử thai 1 vạch báo kết quả không có thai

Que thử thai 1 vạch báo kết quả không có thai (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên nhân trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai

Phụ nữ trễ kinh sau khi quan hệ thì sẽ nghĩ ngay đến việc bản thân có thể mang thai. Tuy nhiên, sau khi dùng que thử hoặc đi thăm khám, kết quả cho thấy không có dấu hiệu mang thai thì có thể do những nguyên nhân sau:

Tăng, giảm cân một cách đột ngột

Phụ nữ luôn mong muốn có một thân hình cân đối với số cân nặng hợp lý. Tuy nhiên, cũng vì mong muốn này mà đã áp dụng các biện pháp tăng, giảm cân không phù hợp khiến cân nặng thay đổi đột ngột. Quá nhiều mỡ hay quá ít mỡ đều có thể gây chậm kinh. Tăng cân hoặc giảm cân trong thời gian ngắn là nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp. Nồng độ hormone estrogen trong cơ thể thay đổi khiến niêm mạc tử cung kém ổn định gây ra hiện tượng chậm kinh. 

>> Tham khảo: Vừa hết kinh 2 ngày quan hệ có bầu không?

Sử dụng nhiều chất kích thích

Hormone sinh sản sẽ bị ảnh hưởng khi phụ nữ nạp vào cơ thể một lượng lớn rượu, bia. Ngoài ra, thuốc lá cũng là tác nhân tác động trực tiếp đến tình trạng này. Vì, khi phụ nữ hút thuốc, chất nicotin có trong thuốc lá sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây ra những tác động có hại cho các cơ quan. Khi đó, các cơ quan vùng chậu sẽ làm ảnh hưởng đến nội mạc tử cung. Phụ nữ hút thuốc trong thời gian dài có thể gây ra các bệnh lý với ống dẫn trứng, chúng làm giảm số lượng và chất lượng của trứng. Tình trạng này thậm chí có thể dẫn đến vô sinh.

>> Tham khảo thêm: Ngứa Nhũ Hoa Trước Kỳ Kinh Nguyệt: Nguyên Nhân Là Gì?

Tác dụng phụ của thuốc

Nếu cơ thể tiếp nhận một loại thuốc mới hoặc thay đổi liều lượng thuốc đang sử dụng thì cũng là một trong những nguyên nhân chậm kinh. Trong đó, những loại thuốc gây tác dụng phụ làm chậm kinh là nhóm thuốc: thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai,...

Nếu gặp trường hợp này, bạn cần thông báo cho bác sĩ về loại thuốc bạn đang dùng để xác định chính xác nguyên nhân.

>> Tham khảo: Ra huyết trắng nhiều có phải có thai không? Cách nhận biết

Do lo lắng, căng thẳng, stress kéo dài

Hormone estrogen trong kỳ kinh nguyệt thường được tạo ra ở vùng dưới đồi, chúng bị ảnh hưởng bởi các hormone gây ra các triệu chứng căng thẳng, như: cortisol và adrenaline. Trong đó, các nguyên nhân khiến phụ nữ bị stress gồm: áp lực công việc, gia đình, con cái,...và giấc ngủ không được trọn vẹn hay chế độ nghỉ ngơi không hợp lý đều là tác nhân gây tình trạng trễ kinh ở phụ nữ.

Để khắc phục tình trạng này, các nàng cần rèn luyện lối sống, suy nghĩ tích cực, vui vẻ, lạc quan để tạo điều kiện cho não bộ được thư giãn, nghỉ ngơi. Khi não bộ đã hoàn toàn khỏe mạnh trở lại, các chức năng của cơ thể mới dần hồi phục và trở lại bình thường.

Mắc bệnh phụ khoa

Hầu hết các bệnh phụ khoa đều gây ra hiện tượng chậm kinh ở phụ nữ. Một số bệnh phụ khoa có tỷ lệ mắc cao có thể kể đến như: u xơ tử cung, viêm vòi trứng, buồng trứng đa nang,...

Vì vậy, khi có dấu hiệu chậm kinh bạn cần theo dõi lại các hoạt động và chu kỳ kinh nguyệt của mình. Nếu gặp các hiện tượng trên, bạn nên trao đổi thẳng thắn với bác sĩ về tình trạng bệnh để được thăm khám và điều trị kịp thời.

>> Tham khảo: Ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt

Thời kỳ mãn kinh

Trước khi mãn kinh, thường có một giai đoạn chuyển tiếp được gọi là tiền mãn kinh. Quá trình này có những dấu hiệu nhận biết sau:

  • Rối loạn kinh nguyệt, trễ kinh nhưng không có dấu hiệu có thai hoặc không có kinh.

  • Lượng máu kinh tiết ra không ổn định.

  • Cảm xúc thay đổi thất thường

  • Giấc ngủ không đều, ngủ không ngon.

  • Âm đạo bị khô

  • Ham muốn tính dục bị suy giảm

>> Tham khảo: Bị rối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai

Nguyên nhân gây trễ kinh thường là do mắc phải bệnh lý phụ khoa

Nguyên nhân gây trễ kinh thường là do mắc phải bệnh lý phụ khoa (Nguồn: Sưu tầm)

Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai có nguy hiểm không?

Chậm kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai, dù là vì nguyên nhân gì thì đều không tốt cho cơ thể. Đây là dấu hiệu bất thường cho thấy cơ thể đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy nếu bạn chủ quan và để tình trạng này kéo dài thì chắc chắn sẽ để lại hậu quả đáng tiếc về tâm sinh lý và sức khỏe. Điều này có thể làm:

  • Đời sống sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng

  • Sức khỏe bị ảnh hưởng

  • Khả năng sinh sản bị thuyên giảm

>> Tham khảo: Trễ kinh bao lâu thì có thai? Dấu Hiệu Nhận Biết

Tình trạng trễ kinh nhưng không có thai gây nguy hiểm đến sức khỏe, tâm sinh lý của chị em phụ nữ

Tình trạng trễ kinh nhưng không có thai gây nguy hiểm đến sức khỏe, tâm sinh lý của chị em phụ nữ (Nguồn: Sưu tầm)

Cần làm gì khi trễ kinh mà không có thai?

Nếu bạn sử dụng que thử thai nhưng cho kết quả âm tính thì hãy đợi một vài ngày rồi kiểm tra lại lần nữa. Cần đến thăm khám phụ khoa sớm để xét nghiệm và chuẩn đoán kịp thời nguyên nhân gây trễ kinh và được tư vấn các biện pháp khắc phục. 

Mỗi bệnh nhân mắc bệnh phụ khoa sẽ có phương pháp điều trị khác nhau như uống thuốc, điều chỉnh lại các thói quen sinh hoạt,... Để giữ được một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là điều rất quan trọng đối với tình hình sức khỏe nói chung, và sức khỏe sinh sản nói riêng. Vì vậy, các cô nàng cần lưu ý một số điều sau nếu bị trễ kinh mà không có thai:

  • Ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng để lượng calo nạp vào cơ thể hàng ngày tương đương với lượng calo mất đi.

  • Hạn chế thực phẩm có hại cho sức khỏe như: đồ uống có cồn, chứa cafein, đồ ăn nhanh nhiều chất béo, đồ ăn ngọt có nhiều đường,...

  • Tập thể dục đều đặn và thường xuyên, đừng để sự lười biếng làm tăng hoặc giảm đột ngột tần suất luyện tập.

  • Duy trì cân nặng ổn định là chìa khóa giúp phụ nữ duy trì vẻ đẹp hình thể và sức khỏe từ bên trong.

  • Ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng mỗi ngày, tập thói quen đi ngủ trước 11 giờ, không thay đổi đột ngột giờ giấc sinh hoạt, luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh những áp lực, mệt mỏi, lo âu.

>> Tham khảo: Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường?

Câu hỏi thường gặp

Trễ kinh làm sao để có lại?

Nếu bạn gái trễ kinh do các yếu tố tâm lí ảnh hưởng thì không quá nguy hại. Bạn chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục đều đặn, giữ tinh thần thoải mái thì kinh nguyệt sẽ ổn định trở lại. 

Bị trễ kinh sau khi quan hệ nguyên nhân do đâu?

Bị trễ kinh sau khi quan hệ có thể là do bạn đã mang thai, do mãn kinh, đang cho con bú hoặc do những áp lực, tâm lý căng thẳng. 

Có thể trễ kinh bao nhiêu ngày?

Thông thường kinh nguyệt đến sau mỗi 21-35 ngày, nhưng đôi khi nó có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn 3-7 ngày so với bình thường.

Chậm kinh nhưng không có thai, nguyên nhân là gì?

Các yếu tố lối sống như căng thẳng, suy dinh dưỡng, uống quá nhiều đồ uống chứa caffein dẫn đến kinh nguyệt không đều hoặc thiếu kinh nguyệt. Ngoài ra, tập thể dục quá sức. làm ca đêm cũng có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết này nhé!

Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai thường gặp ở phụ nữ với nhiều nguyên do khác nhau. Bài viết trên đã cung cấp một số kiến thức về tình trạng trên với khái niệm trễ kinh là gì, các nguyên nhân gây nên tình trạng đó và cách khắc phục. Kotex hy vọng rằng bạn sẽ có những kiến thức cho riêng mình sau khi tham khảo bài viết trên. Ngoài ra, bạn có thể ghé đến Kotex để tham khảo các sản phẩm của Kotex khi có nhu cầu.

>> Tham khảo thêm các bài viết liên quan: 

Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322893#summary

https://www.parents.com/pregnancy/signs/symptoms/7-reasons-for-a-late-period-other-than-pregnancy/