11 Vị trí bấm huyệt giảm đau bụng kinh chị em cần biết

11 Vị trí bấm huyệt giảm đau bụng kinh chị em cần biết

Đau bụng kinh là triệu chứng thường xuyên xảy ra và gây cảm giác khó chịu cho chị em phụ nữ. Cách bấm huyệt giảm đau bụng kinh là phương thức chữa trị an toàn và có hiệu quả cao, được rất nhiều người áp dụng. Hãy cùng Kotex tìm hiểu cách bấm huyệt giảm đau bụng kinh ngay trong bài viết dưới đây.

>> Tham khảo:

Chu Kỳ Kinh Nguyệt & Điều Bạn Cần Biết

Tampon Là Gì? Cách Sử Dụng Và Những Điều Cần Biết Về Băng Vệ Sinh Tampon

Top 20 Các Loại Băng Vệ Sinh Tốt, An Toàn Và Phổ Biến

Bấm huyệt chữa đau bụng kinh có hiệu quả không?

Theo phương thức chữa trị của Đông Y, bấm huyệt và xoa bóp là các phương pháp chữa bệnh an toàn. Cả 2 phương pháp đều mang lại hiệu quả trong việc giúp giãn cơ, lưu thông khí huyết. Vì vậy, chúng cũng có tác dụng làm giảm triệu chứng đau bụng kinh tốt.

Như đã nêu trên, xoa bóp sẽ giúp cho vùng bụng dưới ấm hơn, từ đó giúp cho các cơ được giãn đều, và điều tiết sự tuần hoàn máu đến các vùng đau. Bên cạnh đó, bấm huyệt được điều phối với hơi thở, nhằm khai thông tắc nghẽn, điều hòa khí huyết và giúp các tạng phủ nâng cao chức năng vốn có.

>> Tham khảo: Các Thuốc Đau Bụng Kinh An Toàn Hiện Nay

Bấm huyệt giúp giãn cơ, lưu thông khí huyết nên làm giảm đau bụng kinh hiệu quả

Bấm huyệt giúp giãn cơ, lưu thông khí huyết nên làm giảm đau bụng kinh hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)

Cách bấm huyệt trị đau bụng kinh

Khi bị đau bụng kinh, bạn nữ hãy bấm huyệt giảm đau bằng cách dùng đầu ngón tay day ấn, bấm vào các vị trí huyệt (được nói chi tiết ở phần dưới) lần lượt theo vị trí từ dưới chân lên đến vùng bụng. Mỗi huyệt bấm nhẹ nhàng với lực vừa đủ khoảng 2-3 phút, mỗi lần lặp lại 3 chu kỳ đến khi cơn đau giảm dần. Bấm đều đặn 3 lần sáng, chiều, tối mỗi ngày trong quá trình hành kinh và 3 ngày – 1 tuần trước khi ‘bà dì’ đến. 

>> Tham khảo: Top 5 Cách Giảm Đau Bụng Kinh Nhanh Chóng

Những vị trí bấm huyệt giảm đau bụng kinh

Bấm huyệt giảm đau bụng kinh sẽ có tác dụng nhanh chóng khi chị em đến chữa trị đúng nơi, đúng thầy thuốc. Trong đó, các vị trí bấm huyệt là một điều quan trọng không kém. Sau đây là các vị trí bấm huyệt giảm đau bụng kinh:

Huyệt tam nhãn

Huyệt này nằm ở điểm giao nhau giữa đốt thứ 2 và đốt thứ 3 tính từ đầu ngón tay áp út. Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt tam nhãn trên bàn tay kia với lực vừa đủ, giữ nguyên trong khoảng mười phút rồi đổi tay, ấn bàn tay còn lại bằng cách tương tự.

Bấm huyệt tam nhãn có thể kích thích khí huyết lưu thông, không chỉ giúp giảm đau bụng kinh nhanh chóng, hiệu quả mà còn hỗ trợ làm dịu cơn đau của bệnh đau dạ dày, trị chứng đầy bụng, khó tiêu…

>> Tham khảo: Đau Bụng Kinh Nên Uống Gì?

Cách giảm đau bụng kinh bằng bấm huyệt tam nhãn

Cách giảm đau bụng kinh bằng bấm huyệt tam nhãn (Nguồn: Sưu tầm)

Huyệt thập thất chùy hạ

Huyệt thập thất chùy hạ còn được gọi là huyệt yêu khổng, chuyên chữa các cơn đau lưng, đau thần kinh tọa, đau bụng kinh và cải thiện lưu thông khí huyết một cách nhanh chóng. 

Sử dụng ngón tay ấn mạnh vào phần dưới của xương chậu cho đến khi bạn gái cảm thấy đau thì đó chính là huyệt thập thất chùy hạ. Sau đó xoa bóp nhẹ nhàng vùng da đó cho đến khi cảm thấy hơi nhức.

Lưu ý: Bạn gái nên vừa ấn huyệt vừa xoa bóp quanh huyệt thập thất chùy hạ để máu kinh vùng chậu được lưu thông tốt hơn. Lặp lại động tác trong vòng từ 3 đến 5 phút.

>> Tham khảo: Các Mức Độ Đau Bụng Kinh Nào Phải Thận Trọng? 

Huyệt thái xung

Vị trí của huyệt thái xung nằm ở sau ngón chân cái và ngón trỏ. Từ vị trí ấy đo lên khoảng chừng 1,5 lóng tay thì sẽ thấy huyệt thái xung. Huyệt được tạo bởi 2 đầu xương của ngón chân cái và ngón chân trỏ, và nằm ở vùng lõm.

>> Tham khảo: Nguyên Nhân Và Cách Giảm Đau Lưng Khi Đến Tháng

Vị trí huyệt thái xung

Vị trí huyệt thái xung (Nguồn: Sưu tầm)

Huyệt huyết hải

Huyệt huyết hải cách 1 lóng tay so với khoảng bờ trên của xương bánh chè, nằm ở mặt trong đầu gối, và cách khoảng 2 lóng tay sâu vào phía trong. Đây là nơi bấm huyệt giúp giảm đau bụng kinh có hiệu quả cao. Vì huyệt huyết hải giúp nâng cao quá trình lưu thông huyết dịch được tăng cường kiểm soát bởi chức năng của tỳ được cải thiện và nâng cao. Ngoài ra, khứ ứ huyết còn là vai trò của huyệt này.

>> Tham khảo: Cao Ích Mẫu Có Tác Dụng Gì? Công Dụng & Liều Dùng

Huyệt huyết hải giúp nâng cao quá trình lưu thông huyết dịch

Huyệt huyết hải giúp nâng cao quá trình lưu thông huyết dịch (Nguồn: Sưu tầm)

Huyệt tam âm giao

Huyệt tam âm giao được hiểu là bộ 3 kinh mạch có sự giao nhau tại ngã ba gồm: Túc quyết âm gan kinh, Túc thái âm tỳ kinh và Túc thái âm thận kinh. Huyệt này cách đỉnh mắt cá chân chừng 3 lóng tay, ra sau ngang khoảng 1 khoát ngón tay, ngay sát với vùng sau xương chày. Nếu như bấm huyệt tam âm giao đều đặn, chị em sẽ thấy tác dụng thuyên giảm của đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, tắc kinh, chậm kinh,... Riêng với triệu chứng đau bụng kinh, thời gian lý tưởng để bấm huyệt tam âm giao là từ khoảng 21h đến 23h, và thực hiện cứ trung bình 15 phút/lần.

>> Tham khảo: Vì Sao Bị Đau Bụng Kinh & Cách Để Hết Đau Bụng Kinh

Huyệt tử cung

Đây là loại huyệt được sử dụng phổ biến để chữa trị vấn đề đau bụng kinh. Huyệt tử cung nằm ở dưới rốn, cách khoảng 4 lóng tay, dóng sang hai bên thì mỗi bên là 3 lóng tay. Huyệt này có tác dụng rất hiệu quả trong việc điều trị xung huyết tử cung, kinh nguyệt không đều và thống kinh.

>> Tham khảo: Đau Bụng Kinh Ở Vị Trí Nào Là Bình Thường?

Huyệt giáp tích L1 – L2

Huyệt giáp tích L1 - L2 nằm ở phía sau lưng, cụ thể là tại nốt xương sườn cụt thứ 12. Đây cũng chính là nơi khung phản xạ thần kinh của tử cung tác động thẳng đến giáp tích. Chúng không chỉ có vai trò bảo vệ tử cung mà còn có tác dụng giảm đau rất hiệu quả.

>> Tham khảo: Hết Kinh 10 Ngày Lại Ra Máu Nâu Là Bị Gì?

Các huyệt khác

  • Huyệt khí xung: Nằm ở vùng bụng dưới, từ bờ trên xương mu đo ra 3 thốn ngón tay.

  • Huyệt khí hải: Năm ở vùng bụng dưới rốn. Từ giữa rốn đo xuống 2 thốn chính là huyệt khí hải giúp trị đau bụng kinh.

  • Huyệt quy lai: Cũng nằm ở vùng bụng dưới. Bạn nữ hãy chia phần từ rốn đến bờ trên xương mu thành 5 phần bằng nhau. Ở vị trí thứ 4/5 đo ngang qua 3 thốn là huyệt quy lai.

>> Tham khảo: Đau Bụng Kinh Dữ Dội Buồn Nôn

Cách xoa bóp giảm đau bụng kinh

Cách 1: Đặt hai bàn tay chồng lên nhau và xoa bóp vùng bụng dưới theo chiều kim đồng hồ với lực vừa phải. Massage với cường độ từ nhẹ đến mạnh trong khoảng 1-2 phút ở mức có thể chịu được. Nếu bạn nữ còn bị lạnh bụng hoặc tay thì có thể xoa một ít dầu gió hoặc tinh dầu hồi vào lòng bàn tay trước thực hiện xoa bóp. 

Cách 2: Khép các ngón tay lại rồi xát vào hai bên trái, phải bụng dưới. Sau đó, bạn nữ xuống chà xát vị trí ở giữa bờ trên xương mu, rồi miết lên bên phải bụng dưới sao cho các đường xát nối với nhau thành hình tam giác. Liên tục thực hiện chuỗi động tác này trong khoảng 1-2 phút, nên chú ý không xát quá mạnh, sao cho vùng bụng dưới nóng lên mà vẫn thoải mái là được.

>> Tham khảo: Các Tư Thế Nằm Giúp Giảm Đau Bụng Kinh Nhanh Chóng

Cách xoa bóp giảm đau bụng kinh

Cách xoa bóp giảm đau bụng kinh (Nguồn: Sưu tầm)

Lưu ý khi chữa giảm đau bụng kinh bằng bấm huyệt

Tại các vùng đau dữ dội là những vùng nhạy cảm nhất. Do đó, không nên xoa bóp bấm huyệt khi đau bụng kinh dữ dội vì có thể cơ thể bạn đang gặp phải các bệnh lý như: u nang buồng trứng, u xơ tử cung,...

Không bấm huyệt tại các vùng huyệt đang có vết thương

Các thầy thuốc cần phải cắt móng tay kỹ lưỡng trước khi thực hiện bấm huyệt và chỉ nên sử dụng lực bấm vừa phải. Tại các nơi có vết thương, vết loét thì đây là những vùng da nhạy cảm hơn bao giờ hết. Nếu chẳng may khi đang bấm huyệt, thầy thuốc bấm vào nơi đang có vết thương sẽ khiến người thực hiện đau đớn. Mặt khác, nếu tay của thầy thuốc chưa sạch, điều đó sẽ gây ra nhiễm trùng vết thương đối với người muốn bấm huyệt.

>> Tham khảo: Sử Dụng Thuốc Giảm Đau Bụng Kinh An Toàn & Đúng Cách

Cần thực hiện bởi người có chuyên môn và đến địa chỉ uy tín

Bất cứ nơi đâu và trong mọi ngành nghề, trình độ chuyên môn và chữ tín luôn được đặt lên hàng đầu. Nhất là trong ngành bác sĩ, thì họ cần phải có trình độ chuyên môn và sự uy tín cao hơn so với người khác. Nếu chẳng may chị em gặp phải thầy thuốc không có trình độ chuyên môn, cơ sở làm việc không rõ ràng, thì việc trị đau bụng kinh là không an toàn và hiệu quả. Vì vậy, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và văn phòng làm việc là điều hết sức quan trọng và cần thiết.

>> Tham khảo: Mách Nhỏ: Kinh Nguyệt Không Đều Nên Uống Thuốc Gì?

Bấm huyệt giảm đau bụng kinh cần được thực hiện bởi người có chuyên môn

Bấm huyệt giảm đau bụng kinh cần được thực hiện bởi người có chuyên môn (Nguồn: Sưu tầm)

Khi nào nên thăm khám bác sĩ?

Sau khi thực hiện bấm huyệt vài chu kỳ nhưng đau bụng kinh vẫn không cải thiện, thậm chí nặng hơn do tự bấm sai cách hoặc thực hiện bởi người không có chuyên môn thì các bạn nữ cần đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Mặt khác, nếu bạn nữ gặp các hiện tượng như vùng kín chảy máu bất thường, kinh nguyệt ra nhiều hoặc kinh nguyệt kéo dài, choáng váng, hoặc có các triệu chứng nào không giống với tình trạng bị đau bụng kinh thường gặp trước đây thì cũng cần đến cơ sơ y tế chuyên khoa để được tìm ra nguyên nhân chính xác.

>> Tham khảo: Kinh nguyệt ra nhiều máu đông vón cụclà hiện tượng gì?

Một số phương pháp Đông y khác giúp chữa đau bụng kinh

Bên cạnh cách chữa đau bụng kinh bằng bấm huyệt, xoa bóp, thì các bài thuốc Đông Y cũng rất hữu ích, mang lại hiệu quả cao và được sử dụng rất phổ biến, điển hình như:

Dùng Đan Sâm để trị đau bụng kinh

Cây Đan Sâm là loài thảo dược dạng lá kép, có hoa thường mọc thành chùm. Qua sự nghiên cứu của các chuyên gia, thành phần hóa học của cây Đan Sâm gồm có: Vitamin E, Acid Latic, Phenol, Ceton, Methy – stanshinon và Cryprotanshinon giúp hỗ trợ giảm đau, nhất là dành cho phụ nữ khi đến ngày “rụng dâu”. Các nàng nên dùng 20-40g Đan Sâm, tán thành bột mịn, chia đều khoảng 6-8g, uống 2 lần/ngày. Nếu chị em muốn dễ uống hơn, thì hãy kết hợp mía đường hoặc rượu nóng cùng với Đan Sâm, phương pháp uống kết hợp này còn giúp tăng thêm hiệu quả của thuốc.

>> Tham khảo: Uống Thuốc Giảm Đau Bụng Kinh Có Hại Không?

Uống nước đan sâm trị đau bụng kinh

Uống nước đan sâm trị đau bụng kinh (Nguồn: Sưu tầm)

Chữa đau bụng kinh bằng Ngải Cứu

Cây Ngải Cứu thường có vị đắng, đặc tính ấm giúp điều hòa kinh nguyệt, băng huyết, đau bụng do đến ngày,...Các thầy thuốc Đông Y nghiên cứu cho thấy trong cây Ngải Cứu có các thành phần như: Cineol, Ferneol, hoạt chất Folium. Khi sử dụng, các nàng cần mang 500g Ngải Cứu đi rửa sạch và đun sôi, sau đó uống 2 lần/ngày, chia thành 1 lần sáng (trước khi ăn) và 1 lần tối (trước khi ăn), mỗi lần trung bình khoảng 30ml. Cây Ngải Cứu có hiệu quả rất tốt trong việc giảm thiểu cơn đau bụng kinh hoành hành.

>> Tham khảo: Tới Tháng NÊN & KHÔNG Nên Làm Gì

Hương phụ (cỏ gấu) giúp chữa đau bụng kinh hiệu quả

Hương phụ là một loại cỏ lâu năm, hoa của cỏ gấu màu xám nâu. Ở loại cây này, phần được dùng để làm thuốc chữa đau bụng kinh là thân rễ phơi và sấy khô của cỏ gấu. Để sử dụng cỏ gấu, chị em chỉ cần mang đi ngâm muối, ngâm rượu hoặc tán thành bột và sử dụng 2 lần/ngày. Cây cỏ gấu được nhiều cô nàng sử dụng vì chúng có tính an toàn cao và hiệu quả tốt. Thông thường, chỉ sau vài lần uống cỏ gấu, chị em đều cảm thấy thoải mái hơn và không còn khó chịu bởi cơn đau bụng kinh vào mỗi khi “đèn đỏ”.

>> Tham khảo: Nên Ăn Gì Trong Ngày Kinh Nguyệt Để Giảm Đau Hiệu Quả

Châm cứu

Bên cạnh bấm huyệt thì châm cứu chữa cũng là một phương pháp Đông y giảm đau bụng kinh phổ biến.

  • Đau bụng kinh do thực chứng: Có thể châm tả các huyệt ở mạch nhâm và kinh Tỳ, kinh bàng quang, trong đó các huyệt chủ yếu là huyệt trung cực, địa cơ và thứ liêu.

  • Đau bụng kinh do hư chứng: Bạn nữ có thể áp dụng châm và cứu bổ các huyệt mạch nhâm, mạch đốc và kinh tỳ. Lúc này, các huyệt thường dùng là mệnh môn, thận du, túc tam lý, khí hải.

>> Tham khảo: Xem Bói Kinh Nguyệt Theo Ngày, Giờ, Thứ

Các câu hỏi thường gặp

Huyệt thái xung nằm ở đâu?

Huyệt thái xung nằm ở vùng lõm sau ngón chân cái và ngón trỏ. Từ vị trí ấy đo lên khoảng chừng 1,5 lóng tay thì sẽ thấy huyệt thái xung. 

Cách giảm đau bụng kinh nhanh chóng?

Chườm ấm bụng dưới bằng túi chườm; tắm và uống nước ấm; xoa bóp bụng; bấm huyệt giảm đau bụng kinh; hoặc uống thuốc giảm đau.

Đau bụng kinh nên uống gì?

Uống nước Đan Sâm: Dùng 20-40g Đan Sâm, tán thành bột mịn, chia đều khoảng 6-8g, uống 2 lần/ngày. Có thể kết hợp với mía đường hoặc rượu nóng để dễ uống hơn và tăng hiệu quả của thuốc.

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin về cách giảm đau bụng kinh bằng cách bấm huyệt. Bên cạnh đó, Kotex đã nêu rõ những vị trí bấm huyệt hữu ích dành cho các cô nàng cũng như những lưu ý cần biết. Hy vọng rằng, qua thông tin mà bài viết đã cung cấp, các cô nàng sẽ có những lựa chọn đúng đắn trong việc cải thiện tình trạng đau bụng kinh. Hãy sử dụng sản phẩm của Kotex để nàng có thể thoải mái hoạt động trong chu kỳ kinh nguyệt.

>> Tham khảo các bài viết liên quan chủ đề Chu kỳ:

Tự hào là một phần của tập đoàn Kimberly-Clark với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Kotex là người bạn đồng hành thân thiết của phụ nữ ở hơn 175 quốc gia. Trong đó, dòng sản phẩm mới Kotex Max Cool French Spa được đông đảo người tiêu dùng ưa thích với đặc tính mát lạnh êm lên đến 5h và nhẹ hương lavender tinh tế mang đậm chất Pháp.

Với Kotex, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng băng vệ sinh chất lượng, mà còn xây dựng một cộng đồng phụ nữ mạnh mẽ và tự tin. Kotex còn rất nhiều sản phẩm phù hợp với mỗi nhu cầu khác biệt tại đây: